Vũ khí hạt nhân – loại vũ khí tuyệt đối vô dụng

Xin giới thiệu một cách nhìn hơi khác về loại vũ khí này của một chuyên gia quân sự Nga - Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga A.Khramchikhin qua bài viết với tiêu đề: “Vũ khí hạt nhân – loại vũ khí tuyệt đối vô dụng” để bạn đọc tham khảo.

“Sự thay đổi tính chất của các cuộc chiến tranh dẫn đến những thay đổi trong vai trò của vũ khí hạt nhân. Một mặt, nó (vũ khí hạt nhân) vẫn là loại “vũ khí tuyệt đối” vượt trội rất nhiều lần so với tất cả các loại vũ khí khác về sức hủy diệt.

Nhưng mặt khác, chiến tranh công nghệ cao và chiến tranh nổi loạn (nổi dậy) đã làm giảm đáng kể vai trò của nó.

Ví dụ, sử dụng ồ ạt vũ khí chính xác cao đảm bảo hiệu quả tiêu diệt tương đương với một đòn tấn công hạt nhân, trong khi số lượng nạn nhân sẽ ít hơn rất nhiều (đặc biệt là dân thường) và điều quan trọng hơn cả là không gây ra các thảm họa môi trường.

Người Mỹ cho rằng vũ khí hạt nhân đã lạc hậu. Trong một cuộc chiến tranh nổi loạn (nổi dậy), vũ khí hạt nhân về mặt nguyên tắc dứt khoát không thể được sử dụng, bởi vì đó sẽ là một hình thức diệt chủng – giết hại hàng loạt dân thường vô tội (trong nhiều trường hợp – ngay trên lãnh thổ nước mình).

Trong khi đó thì hiệu quả quân sự tích cực hoàn toàn không rõ ràng, còn hiệu ứng tâm lý (nhân tố giữ vai trò quyết định trong cuộc chiến tranh nổi loạn (nổi dậy) – thì lại hết sức tiêu tiêu cực.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Kiềm chế ( răn đe) hạt nhân đối với Nga không chỉ là hợp lý mà còn là phương án không thể thay thế

Vai trò kiềm chế (răn đe) hạt nhân cũng rất đáng ngờ. Sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại một nước không có vũ khí hạt nhân là hoàn toàn không thể chấp nhân được vì những lý do chính trị và tâm lý.

Sử dụng nó để chống lại một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chắc chắn sẽ chịu một đòn trả đũa hạt nhân tương tự và như vậy, cái nhận được (khi sử dụng vũ khí hạt nhân) không phải là một chiến thắng, mà là một kết cục hủy diệt diệt lẫn nhau không tránh khỏi .

Bên cạnh đó cần phải thấy thêm rằng, một quốc gia (nào đó) nếu thất bại trong một cuộc chiến tranh thông thường, thì vẫn còn có cơ hội để phục thù (dù chỉ là trên lý thuyết) trong tương lai.

Còn nếu tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân, cả hai bên đều sẽ thảm bại và không bao giờ còn có cơ hội phục thù.

Mặt khác, bởi vì vũ khí hạt nhân là một công nghệ đã 70 tuổi, ngày càng nhiều các nước có khả năng hoặc là chế tạo, hoặc là mua (một số cơ cấu phi nhà nước cũng có thể mua được vũ khí hạt nhân). Và kết cục là, cùng với chiến tranh nổi dậy, vũ khí hạt nhân thể trở thành biện pháp đáp trả phi đối xứng rất hiệu quả của một số nước chậm phát triển để chống lại một cuộc chiến tranh công nghệ cao chống lại họ.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Tàu ngầm hạt nhân đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân trên Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

Lãnh đạo các nước đó (các nước chậm phát triển) có thể xuất phát từ quan điểm cho rằng, đối với người Mỹ, chứ chưa nói gì đến người Châu Âu thì thậm chí chỉ một đòn tấn công hạt nhân vào các mục tiêu quân sự của họ (ở nước ngoài), hoặc là tệ hơn nữa, một đòn tấn công vào lãnh thổ của họ (Mỹ và Phương Tây), chắc chắn sẽ gây ra một tổn thất không thể chịu đựng được.

Và lúc này thì dù các nước Phương Tây có tiến hành đòn tấn công hạt nhân trả đũa hủy diệt cũng không còn quan trọng nữa.

Trong khi đó, hiện nay vũ khí hạt nhân là mối đe dọa duy nhất đối với Mỹ và các lực lượng Quân đội Mỹ đóng ở nước ngoài. Nếu vũ khí hạt nhân không còn nữa, vai trò độc tôn quân sự và cùng với đó là bá quyền chính trị của Mỹ trên thế giới là một thực tế không thể tranh cãi.

Chính vì thế mà những đằng sau những tuyên bố ngày càng nhiều của Washington về sự cần thiết phải giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là hoàn toàn có cơ sở nghiêm túc. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vì những lý do chính trị và tâm lý, việc từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là không thể (và cũng như việc sử dụng vũ khí hạt nhân).

Về mặt học thuyết, Mỹ dành cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trước, mặc dù trên thực tế chúng ta gần như không thể hình dung được một kịch bản như vậy.

Nói chung, Mỹ tìm cách làm cho lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược của mình có thể giải quyết những nhiệm vụ thông thường, có nghĩa là, để cho vũ khí hạt nhân không còn là một phần vô dụng trong biên chế của Lực lượng vũ trang – tức những phương tiện chiến tranh không thể sử dụng được mặc dù rất đắt đỏ .

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Không quân Mỹ cần loại vũ khí để tiến hành “ đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu”

Không quân chiến lược ngay trong thời kỳ đầu (tồn tại ) đã có chức năng giải quyết các nhiệm vụ thông thường, (máy bay ném bom chiến lược) B-52 được tích cực sử dụng trong tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ, bắt đầu từ Chiến tranh Việt Nam, thậm chí cả B-1 và B-2 cũng được sử dụng (tại Cosovo, Afganistan, Cuộc chiến tranh Iraq lần thứ hai, tại Lybia).

Đối với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (IBCM ) và tên lửa phóng từ tàu ngầm, (Mỹ ) đã xây dựng học thuyết “prompt global strike” (nguyên văn ), tức - (đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu), bản chất của nó là sử dụng các tên lửa này mang đầu đạn thông thường để nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ cực kỳ quan trọng bất ngờ được phát hiện ở các địa điểm cách rất xa lãnh thổ Mỹ .

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Mỹ sở hữu 450 hầm phóng tên lửa “Minuteman III” .

Trong trang bị của Không quân Mỹ còn 450 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ( ICBM) “Minuteman -3” và có khoảng gần 100 ICBM và tên lửa MX đang được bảo quản trong các kho.

Trong biên chế của Không quân và Lực lượng dự bị có 89 máy bay ném bom chiến lược B-52H, trong đó số đang trực chiến là hơn 76 chiếc. Chiếc máy bay “trẻ nhất” trong số đó cũng đã 50 “tuổi”.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Máy bay ném bom B-1B đã chỉ thực hiện các nhiệm vụ thông thường , - tổng cộng Mỹ có 82 B-1B , trong đó có 67 chiếc đang trực chiến

Máy bay ném bom chiến lược B-1B đã chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ thông thường, có 82 chiếc B-1B, trong số đó có 67 chiếc đang trực chiến.

Không quân Mỹ còn có 20 chiếc B-2, trong số đó có 1 chiếc được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Trong trang bị của 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp “Ohio” có thể có tới 336 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm “Trident -2”, mặc dù Mỹ công bố chỉ có 228 quả tên lửa như vậy (vì luôn có 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp này được sửa chữa định kỳ).

Theo Hiệp ước về vũ khí tấn công chiến lược -3 thì Lực lượng kiềm chế hạt nhân Mỹ chắc chắn sẽ bị cắt giảm thêm nữa, hiện nay chưa rõ quy mô và cơ cấu của lực lượng này trong tương lai sẽ như thế nào.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Không quân Mỹ có 20 chiếc máy bay B-2, một chiếc chuyên phục vụ công tác nghiên cứu

Số lượng các đầu đạn chiến thuật (của Mỹ) có thể lên tới từ 2.000 đến 3.000, trong số đó số lượng đầu tác chiến “luôn sẵn sàng chiến đấu” (tức đã được triển khai) là 200 quả bom hạt nhân B-61 được bố trí ở Châu Âu.

Cũng cần phải thấy rằng, số lượng phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (gần như tất cả các máy bay chiến đấu của Không quân và Hải quân Mỹ đều có thể mang vũ khí hạt nhân chiến thuật) còn nhiều hơn số đầu tác chiến (hạt nhân).

Ngoài Mỹ, trong số 5 cường quốc hạt nhân “chính thức”, có 2 nước được xếp vào “phạm trù” “ Phương Tây” và là thành viên NATO – đó là Anh và Pháp .

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Cải hoán tàu ngầm hạt nhân lớp “ Ohio” thành phương tiện chuyên chở các nhóm của lực lượng đặc nhiệm

Các chuyên gia cho rằng, các nước đó (Anh- Pháp) lần lượt xếp thứ 3 và thứ 4 sau Mỹ và Nga về quy mô kho vũ khí hạt nhân, mặc dù trên thực tế, không một ai nghi ngờ là Trung Quốc có nhiều đầu tác chiến hạt nhân hơn cả hai quốc gia Châu Âu này cộng lại.

Chính khả năng phải chịu những tổn thất không thể chịu đựng nổi đã làm cho quân đội các nước Phương Tây không thể gây chiến với các nước chỉ có tiềm lực hạt nhân hết sức hạn chế.

Nhìn tổng thể có thể nói rằng, đến thời điểm hiện tại vũ khí hạt nhân gần như đã mất hoàn toàn ý nghĩa quân sự và đã trở thành gần như chỉ là một nhân tố chính trị - tâm lý.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Không quân chiến lược ngay từ thời kỳ đầu đã có chức năng giải quyết các nhiệm vụ thông thường , Máy bay ném bom chiến lược B- 52 đã được sử dụng nhiều trong tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ .

Như đã nói ở trên, đối với Mỹ thì vũ khí hạt nhân đã lạc hậu, bởi vì các lực lượng vũ trang Mỹ có thể giải quyết những nhiệm vụ (của vũ khí hạt nhân) bằng các loại vũ khí chính xác cao.

Có lẽ, Israel cũng vượt hai nước Châu Âu này theo chỉ số trên (số đầu tác chiến ) ( hoặc ít nhất, nhiều hơn từng nước một).

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Công khai thì Anh có 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo kiểu “ Vangard” – mỗi tàu ngầm có thể mang 16 tên lửa đạn đạo “ Trident” do Mỹ sản xuất

Anh chính thức tuyên bố có 4 tàu ngầm hạt nhân mang ICBM kiểu “ Vangard”, mỗi chiếc mang 16 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm “ Trident-2” do Mỹ sản xuất.

Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới công bố một cách chính thức và chi tiết về quy mô lực lượng hạt nhân của mình (có thể giải thích quyết định trên một phần là do - dù sao thì Washington cũng sẽ thông báo cho Moscow những số liệu này khi đàm phán với Nga về vũ khí tiến công chiến lược ).

Bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo kiểu “Vangard”, mỗi tàu ngầm mang 16 tên lửa “ Trident-3” do Mỹ sản xuất , trên mỗi tên lửa có 8 đầu tác chiến.

Trên thực tế Anh có 58 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Số lượng các đầu tác chiến giảm xuống còn 160 đã triển khai và 65 chưa triển khai. Tương lai của Lực lượng hạt nhân Anh như thế nào hiện vẫn chưa rõ ràng.

Hiện nay, tại nước Anh đang có các cuộc tranh luận về việc có nên đóng mới các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo hay không, và nếu có thì số lượng sẽ là bao nhiêu (chiếc ) và sẽ như thế nào. Không loại trừ khả năng ( mặc dù xác xuất rất thấp ) chính Anh cũng sẽ là nước đầu tiên trở thành quốc gia từ bỏ vũ khí hạt nhân.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Máy bay “ Rafale” mang tên lửa MBDA ASMP-A

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Tên lửa chiến lược lớp “ không đối đất” ASMP-A của Pháp

Pháp có 5 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (chúng tôi đã có bài về vũ khí hạt nhân của Pháp, nhưng vẫn xin được dịch phần này cho liền mạch tư duy của tác giả ), mỗi tàu ngầm có thể mang 16 tên lửa đạn đạo M45 hoặc M51 với 6 đầu tác chiến trên mỗi tên lửa.

Ngoài ra , còn có từ 60 đến 72 tên lửa “không đối đất” ASMP mang đầu đạn hạt nhân, hiện đang sản xuất 44 tên lửa cải tiến ASMP-A.

Phương tiện mang các tên lửa này là các máy bay “ Mirage-2000N” và Rafale” (trong Bộ tư lệnh không quân chiến lược có 40 “ Mirag-2000N” và 20 “Rafale” , tổng cộng Không quân Pháp có 60 “ Mirage -2000N” (4 trong số đó đang được bảo quản) và 67 “ Rafale”, còn Không quân Hải quân Pháp – 21 “Rafale”, 10 chiếc nữa đang được niêm cất để chuẩn bị hiện đại hóa).

Pháp gọi các tên lửa trên là tên lửa chiến lược, mặc dù theo phân loại của Mỹ và Nga thì chúng chỉ là các tên lửa chiến thuật.

vu khi hat nhan  loai vu khi tuyet doi vo dung

Pháp có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Le Triomphant . mỗi chiếc có thể mang 16 tên lửa đạn đạo M45 hoặc M51 với 6 đầu tác chiến mỗi tên lửa .

Tiềm lực hạt nhân của Anh và Pháp không mang ý nghĩa quân sự, và thậm chí cũng không mang cả ý nghĩa tâm lý - chúng hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa vị thế - biểu tượng ( tức các cường quốc hạt nhân).

Trong trường hợp Quân đội Châu Âu được thành lập thì lực lượng hạt nhân các nước này cũng vẫn mang ý nghĩa tương tự, chỉ khác là lúc này đã là của toàn Châu Âu. Có lẽ là khi đó vũ khí hạt nhân sẽ được cắt giảm tiếp.

Không những thế, nếu như Nga và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán mới về cắt giảm vũ khí hạt nhân, gần như chắc chắn là một trong những yêu cầu của Matxcova là đòi phải đưa Pháp và Anh cùng tham gia đàm phán.

Nhìn chung, Lực lượng vũ trang thông thường các nước Châu Âu đã và sẽ được cắt giảm đến mức mà sau một thời gian nữa vũ khí hạt nhân của Pháp và Anh có thể trở thành nhân tố kiềm chế và trở thành không phải là luận chứng (công cụ) cuối cùng, mà là luận chứng (công cụ) duy nhất của các nước này trong trường hợp xuất hiện những bất ngờ nào đấy ở Phía Đông (với nghĩa rộng nhất của khái niệm này).

Nhưng mặt khác, trên thực tế không thể hình dung được là người Châu Âu lại quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân thậm chí ngay cả trong trường hợp họ phải đối mặt với mối đe dọa thất bại quân sự mang tính chất thảm họa.

Và như vậy, đối với Phương Tây, vũ khí hạt nhân hiện nay là một gánh nặng nhiều hơn là một sức mạnh.

Tuy nhiên, trong tương lai gần sẽ không có bất kỳ một sự thay đổi cơ bản về vị thế của nó.

Đã không thể từ bỏ được vũ khí hạt nhân ,cho dù ngay cả trong trường hợp số lượng những vấn đề (rắc rối) mà nó gây ra còn nhiều hơn những vấn dề mà nó có thể giải quyết (nói nôm na: “Lợi bất cập hại”) .

Lê Hùng – Nguyễn Hoàng (giới thiệu và dịch)

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast