Hội thảo tham vấn BĐKH Hà Tĩnh: Thách thức và giải pháp

UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chương trình Quốc gia IFAD vừa tổ chức hội nghị tham vấn “Biên đổi khí hậu (BĐKH) Hà Tĩnh: Thách thức và giải pháp”. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện và bà Atsuko Toda, Giám đốc Chương trình quốc gia IFAD tại Việt Nam chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Viện nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới; Trung tâm nghiên cứu và phát triển hỗ trợ nông nghiệp; Vụ KHCN& môi trường Ủy ban BĐKH (Bộ NN&PTNT); đại diện một số sở, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các tác động chính của BĐKH tại Việt Nam và Hà Tĩnh là: nhiệt độ tăng cao; lượng mưa thay đổi; lốc xoáy, hạn hán và lũ lụt ngày càng gia tăng; dòng chảy các con sông bị thay đổi và tình trạng nhiễm mặn nguồn nước ngầm ven biển. Tùy theo kịch bản từng năm, năng suất của cây trồng sẽ bị tụt giảm từ 5%- 25%; gia tăng dịch bệnh gây hại; gây mất ổn định và bền vững của rừng; nguy cơ mất an toàn hồ chứa tăng cao… Tại Hà Tĩnh, hiện nay tình trạng xâm mặn ngày càng lan rộng, gây xói lở bờ biển với cường độ cao, trong khi cơ cấu nông nghiệp chưa có biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, các huyện Lộc Hà, Hương Khê, Vũ Quang luôn đối phải đối mặt với hạn hán gay gắt, lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh ta lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cùng với đó hàng trăm ha lúa bị hư hại, hàng ngàn công trình dân sinh, thủy lợi bị phá hủy

Mục tiêu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2050 là nâng cao năng lực thích ứng, nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do BĐKH và tham gia giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo sự phát triển bền vững các lĩnh vực thuộc ngành trên phạm vi toàn quốc. Với mục đích lấy ý kiến đóng góp của các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh để hoàn thiện nội dung của dự thảo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Hà Tĩnh, hội thảo lần này tập trung thảo luận nội dung của kế hoạch hoạch hành động với Biến đổi khí hậu,trong đó nhấn mạnh các danh mục chương trình, dự án, nhiệm vụ ứng phó với BĐKH trong từng giai đoạn, lĩnh vực cụ thể. Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH; Nâng cao nhận thức trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực; Tích hợp, lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành và địa phương, và các khuyến nghị về chính sách để thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp. Tại hội nghị các đại biểu cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu như sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chịu hạn, chống chịu sâu bệnh; áp dụng mô hình canh tác tổng hợp; thay đổi cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ và một số kỹ thuật canh tác…

Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện khẳng định: Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ và gây nhiều thiệt hại to lớn đến sản xuất và đời sống con người. Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và nước biển dâng, những tác động tiêu cực này đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Vì vây, việc ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu đã và đang trở thành vấn đề bức xúc và không thể không dựa vào yêú tố con người -cộng đồng. Việc cần thiết và bức bách nhất hiện nay của Hà Tĩnh là xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH theo Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH. Đồng thời, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền và toàn xã hội cùng chung tay góp sức ngăn chặn nạn huỷ hoại môi trường, chấm dứt tàn phá rừng, góp phần ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast