Nâng cao nhận thức của cộng đồng và chia sẻ thưc trạng về biến đổi khí hậu

Sáng 20/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh phối hựp với AAV, Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức của cộng đồng và chia sẻ thưc trạng về biến đổi khí hậu (BĐKH)”. Tham dự hội thảo đại diện Cục KTTV- BĐKH (Bộ TN&MT); GS. Võ Quý- Trung tâm nghiên cứu TN&MT (Đại học Quốc gia Hà Nội); đại diện một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; đại diện tổ chức AAV; đại diện lãnh đạo các UBND huyện, thành phố, thị xã và một số xã chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH.

Hạn hán

và bão lũ - hệ quả của biến đổi khí hậu.

Trong vòng 50 năm trở lại đây (1958- 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Năm tăng từ 0,5- 0,70C, lượng mưa giảm 2%, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20 cm. Những năm gần đây, bão xuất hiện nhiều với cường độ mạnh và có đường đi dị thường hơn trước. Theo đó, kịch bản BĐKH ở Việt Nam tính đến cuối thế kỷ XXI so với trung bình thời kỳ 1980-1999, nhiệt độ ở nước ta có thể tăng 2,30C với mức tăng giao động từ 1,6- 2,80C; lượng mưa tăng 5%, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam; nước biển dân 75- 100 cm.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã có Nghị quyết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc BĐKH toàn cầu. Mục tiêu của chương trình nhằm đánh giá được mức độ tác động của BĐKH; xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi cho từng giai đoạn; tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cac- bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nổ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Chương trình được thực hiện trong 3 giai đoạn với tổng kinh phí xây dựng kế hoạch là 1.965 tỷ đồng, trong đó 50% là nguồn vốn của nước ngoài.

Đối với Hà Tĩnh, BĐKH đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất các lĩnh vực KT- XH và đời sống dân sinh, nhất là đối với các địa phương miền núi và ven biển: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Lộc Hà... Điển hình như hạn hán kéo dài trong năm 2007 và 2008 đã khiến nhiều diện tích ở Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ bị thiếu nước nghiêm trọng; trận hạn lịch sử vừa qua đã khiến 5000 ha lúa Hè thu 2010 có khả năng mất trắng…BĐKH còn tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán trong mùa khô gây khó khăn trong việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước; ngập lụt còn gây ô n hiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng…

Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường đầu tư, hoàn thiện công tác bảo vệ các công trình ven biển; xây dựng, gia cố các tuyến đê biển, tăng cường quản lý ven bờ, ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn; phát triển hệ thống rừng phòng hộ; thực hiện tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện môi trường. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý và giải quyết các vấn đề tác động môi trường và tăng cường hợp tác với các địa phương lân cận để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong ứng phó và thích ứng với BĐKH.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast