Ngày hè lo việc… nước

Hè đối với những học sinh con em của những gia đình khá giả ở là những cuộc du lịch tham quan, thưởng ngoạn đây đó, nhưng đối với các em học sinh ở xóm 10, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang không bóng đá, không thả diều…, bởi phải tập trung lo việc… nước cho cả nhà.

Nước khe, nước sông nhiễm bẩn, tiềm ẩn bệnh tật cũng phải dùng

Lấy nước trên sông Ngàn Sâu
Lấy nước trên sông Ngàn Sâu

Quần tụ trên dãy đồi bát úp, nắng nóng, gió Lào thổi, khiến cho xóm 10 vào những giờ cao điểm như một chảo lửa. Những bụi chuối quăn lá, những vạt rau chết héo dưới nắng trời. Chỉ còn cây xương rồng chịu hạn vẫn xanh tốt đâm gai tua tủa và nở hoa. (ảnh 1)Chúng tôi đến gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc, cháu Nguyễn Văn Độ (16 tuổi) ra giếng cho gầu xuống tận đáy múc lên được những vầu nước vàng quạch: “ Nước giếng của cháu chịu khó còn chắt được vài xô, nhưng vàng quạch không thể dùng để ăn, uống, tắm , giặt và cũng không thể cho trâu bò uống vì nồng nặc mùi khó chịu” (ảnh 2). Nhiều giếng nước của bà con trong vùng khô cạn, há hốc miệng chờ mưa . “ Giếng nhà cháu hết nước đã bốn tháng nay, nên dây ròng rọc đã cất tháo từ lâu” (ảnh 3)

Thiếu nước tất tần tật nước ăn ưống, sinh hoạt trông vào nước sông Ngàn Trươi và khe nhà Đẻn, khe Trảy .

Giếng cạn trơ đáy chỉ còn lại nước bùn không thể dùng
Giếng cạn trơ đáy chỉ còn lại nước bùn không thể dùng

Để có nước ăn, nhân dân phải vào khe Đẻn, khe Trảy đào những hố nước rịn cạnh khe. Mặc dầu đã lọc qua tầng đất, nhưng màu nước xám như chì, trái mùi.(ảnh 4a) Chị Hoa (45 tuổi) nói: “ Bẩn thì may vẫn còn có nước trong suối, trong khe mà ăn, không thì chết khát mất. Nhà tui cả ba cháu nhờ nghỉ hè nên có thể phụ giúp gia đình vào khe quảy nước. Hai đứa nhỏ, gánh càn. Nước mang về trữ vào xô, vào chậu”. (ảnh 4 b).

Sông Ngàn Trươi nắng nóng cũng trơ cạn. Có nhiều ngày, cá chết nắng dạt vào bờ. Nước sông Ngàn Trươi vừa nóng vừa ô nhiểm, tanh tưởi. Nhưng nước rửa, nước tắm, nước cho trâu, bò uống biết lấy ở đâu, nếu không phải từ nguồn sông Ngàn Trươi. Vì vậy, sáng sáng, chiều chiều người lớn, bà già, trẻ nhỏ và đông nhất là các cháu học sinh đã nghỉ hè, tay can nhựa, vai xô, chậu vv …rồng rắn ra sông Ngàn Trươi ngụp , lặn, lấy nước.“ Nước nóng như nấu chú ạ. Lại tanh nồng nặc. Chúng cháu chờ đến 21 giờ đêm ra sông tắm vẫn chưa hết nóng. Cháu tắm sông bẩn nên dị ứng, mận ngứa nỗi dầy cả người . Ngứa lắm chú ạ”. Cháu Nguyễn Văn Độ (HS lớp 9 ) phàn nàn.

Anh gánh, em xe, cháu vác.

Cháu Phạm Ngọc Thái (12 tuổi, HS lớp 5) nói: “Nhà cháu có 7 người, 5 anh em và 2 cha mẹ. Mỗi ngày 3 anh em chúng cháu đi chở nước 3 lần giúp cha mẹ. Nước ăn thì cha cháu cho xe bò lốp vô khe Trảy chở về; còn nước rửa, nước cho gia súc uống, chúng cháu lấy từ sông Ngàn Trươi. Ba anh em cháu, anh lớn thì gánh, quẩy, cháu thì xe, còn em nhỏ hơn thì vác”.

Hè lo việc...nước!

Hè lo việc...nước!

Nhìn anh em Thái oằn lưng vác can nước từ sông Ngàn Trươi lên dốc thở phì phò giữa chiều nắng nóng mà thương cảm (ảnh 6,7,8). Để có nước, các cháu dùng nhiều dụng cụ: Xô, chậu, và nhiều nhất là can nhựa. Can nhựa đủ chủng loại từ can 20 lít cho đến can 3 lít. Ai đã ra sông dứt khoát phải mang theo dụng cụ đựng nước để khi về tiện thể xách theo. “ Mất điện, thiếu nước, nên từ khi nghỉ hè đến nay, chúng cháu gác sách vở. Bóng đá bóng điếc cũng không luôn. Trước đây, hè còn thả diều, còn nay thì mỗi ngày mấy lượt lo xô, can, chậu, lo việc nước cho cả nhà ”. Thái tâm sự.

Cần lắm một giếng nước công cộng.

Ông Mân- Trưởng thôn vô cùng lo lắng về tình trạng thiếu nước của các hộ dân trong thôn. “ Trời tiếp tục nóng như thế này rồi ruộng đồng không gieo cấy được, nước ăn uống, sinh hoạt nhiễm bẩn tiềm ẩn tật bệnh khó lường , chúng tôi chưa có cách để khắc phục”. Ông Mân phàn nàn.

Được biết, đây là thôn nghèo nhất của huyện nghèo Vũ Quang. Thôn có 104 hộ, mà hộ nghèo và cận nghèo đã chiếm đến 78 hộ. Giải pháp giếng đào coi như bế tắc. Cả thôn chỉ còn vài giếng đào là còn chắt được nước, đủ nước nấu ăn cho vài hộ. Giải pháp giếng khoan cũng khó khăn vì tầng đất dưới 15m là đá không thể khoan sâu xuống được. Cánh thợ khoan của anh Nguyễn Tiến Dũng (xóm 4, Vũ Quang) đã chở máy móc, thiết bị đến nhưng vấp phải đá phải dừng lại.(ảnh 9) “ Bây giờ chỉ còn cách là xây được giếng nước công cộng cạnh bờ sông rồi cho lọc thủ công, hoặc là xây vài giếng nước lọc trong khe , nhưng tạm tính mỗi giếng cũng mất vài chục triệu đồng, chưa biết lấy nguồn đâu ra. Giá mà có cá nhân, tập thể nào tài trợ cho bà con…”. Ông Mân ao ước.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast