Nỗi lo của dân phố thị

(Baohatinh.vn) - Chúng tôi là dân “xóm mới” nên hàng xóm, láng giềng khá xởi lởi, thân thiết với nhau. Mỗi khi có “đồng quà, tấm bánh” đều mang biếu nhau, thể hiện “tình thương mến” theo kiểu “người quê ở phố”.

Chiều nay, vợ chồng T. – một thầy giáo vừa về quê Hương Sơn xuống mang sang một bó chè xanh: “Biết nhà bác hay uống nước chè, em mang từ nhà xuống. Chè nhà em trồng để uống đấy, sạch hoàn toàn. Yên tâm”.

noi lo cua dan pho thi

Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện thực phẩm bẩn trong các nhà hàng, quán ăn.

Cầm bó chè T. đưa mà lòng tôi chẳng thấy “yên tâm” tý nào. Từ độ “thực phẩm bẩn” tràn lan khắp phố phường, người ta thường tìm mua “gà quê, gạo quê” - đảm bảo an toàn thực phẩm để sử dụng. Thế nhưng, giờ đây, hình như khái niệm “cây trái trồng ở quê, vật nuôi ở quê” và các thứ thực phẩm quê khác cũng đã không còn an toàn.

Bây giờ, bó chè “nhà trồng để uống” mới được coi là tiêu chuẩn của thực phẩm “sạch”. Có nghĩa là, những thứ chè trồng để bán có nguy cơ không an toàn. Và, bó chè “sạch” đã trở thành một món quà quê “đáng giá” mà người ta mang tặng nhau dù chè xanh không khó tìm ở phố thị.

Đáng báo động là, không chỉ chè xanh mà ngay cả các loại cây, trái, những thứ thực phẩm có nguồn gốc “quê” giờ đây cũng không an toàn. Bất cứ ở đâu và lúc nào, khi mua thực phẩm, mọi người đều đặt câu hỏi: “Có đúng của nhà không, có sạch không?”.

Dân thành phố không có đất để canh tác, để trồng rau màu, chăn nuôi, để tự cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Làm sao để đảm bảo được dùng thực phẩm an toàn bây giờ?

Nhiều thịt “bẩn” trong quán nướng Sapa, nhà hàng Văn Minh, Long Chiến

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast