Rưng rưng Đồng Lộc ngày thống nhất non sông...

(Baohatinh.vn) - Địa chỉ đỏ Đồng Lộc trong ngày hội thống nhất non sông 30/4, giữa nghi ngút khói hương, dòng người khắp muôn nơi lại tìm về.

rung rung dong loc ngay thong nhat non song

Tượng đài Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Zing

Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, Đồng Lộc đón hơn 5.000 lượt khách về thăm. Mỗi người mang một xúc cảm, một câu chuyện và trong dòng người đó, chúng tôi may mắn được gặp gỡ với những người từng sống qua thời kỳ bom đạm, người trở về từ chiến trường khói lửa năm xưa…

Ông Nguyễn Văn Khoa (Đức Thọ, Hà Tĩnh):

Những năm tháng lịch sử đã qua nhưng mãi để lại những hình ảnh khó quên trong tâm trí mỗi người. Thế hệ chúng tôi ngày đó, người ra chiến trận, người ở nhà với nhiệm vụ hậu phương. Tôi lúc đó là công nhân xây lắp điện Nghệ Tĩnh, làm việc trong kháng chiến rất nhiều gian khó. Tuy nhiên, khó khăn của chúng tôi không thấm tháp gì với những công việc của lực lượng dân công hỏa tuyến, dân quân, TNXP… 

rung rung dong loc ngay thong nhat non song

Ngày hòa bình lập lại, có người trở về với quê hương, có những người mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Mười em gái Ngã ba Đồng Lộc cũng như thế, các em hy sinh tuổi thanh xuân cho độc lập dân tộc, một sự hy sinh cao cả và vĩ đại khiến chúng tôi luôn thán phục và biết ơn. Năm nào cũng vậy, những ngày tháng lịch sử tôi lại về đây để nghiêng mình tưởng nhớ những người con vĩ đại đã làm nên đất nước hòa bình, non sông thống nhất.

Ông Nguyễn Hồng Bội (Triệu Sơn, Thanh Hóa):

Tôi cũng từng tham gia chiến đấu trên chiến trường B2, B5 ở Tây Ninh và Quảng Trị, và là người rất may mắn khi được trở về. Thế nhưng, còn hàng ngàn TNXP ở ngã ba lịch sử này đã mãi mãi ra đi.

rung rung dong loc ngay thong nhat non song

Cô Trần Thị Hường bằng tuổi tôi đấy, sinh năm 1949. Tôi thường đứng trước ngôi mộ của Hường để trò chuyện, kể về những ngày gian khổ mà đầy nhiệt huyết, yêu đời ở chiến trường.

Ông Trần Văn Chương (Gia Lâm – Hà Nội):

Năm 1959, tôi lên đường nhập ngũ, tham gia Tiểu đoàn 3, thuộc Bộ Tư Lệnh 559; ngã ba Đồng Lộc là cung đường xe chúng tôi thường xuyên đi qua.

rung rung dong loc ngay thong nhat non song

Năm 1968, khi nhận tin tiểu đội 10 nữ TNXP hy sinh, tôi đang tham gia chiến dịch ở cầu Bến Thủy. Nỗi đau quá lớn tưởng chừng như đứt từng khúc ruột, từng bộ phận trong người mình, tôi lại càng quyết tâm chiến đấu. Hôm nay trở lại Đồng Lộc, đường sá đã được kiến thiết, cuộc sống nơi đây đã thực sự đổi thay và tôi càng thấy ấm lòng hơn khi nơi yên nghỉ của các đồng đội luôn được hương hoa đủ đầy, người dân muôn phương về đây thăm viếng thường xuyên.

Bà Hồ Thị Nữ ( TP.Phan Rang – Ninh Thuận):

Đây không phải là lần đầu tôi về với Ngã ba Đồng Lộc, mỗi lần trở về vẫn không khỏi xúc động, bồi hồi.

rung rung dong loc ngay thong nhat non song

Em trai tôi tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường, trong quãng thời gian em đi gia đình thi thoảng mới nhận được tin và rồi biệt tin em. Mãi sau mới có người thông tin em hy sinh ở Kon Tum, năm 1972. Gia đình đã nhiều lần tìm hài cốt nhưng vẫn chưa tìm được. Hôm nay, về thắp hương cho các em ở Ngã ba Đồng Lộc, cũng mong các em đưa đường chỉ lối để những đồng đội còn đang lưu lạc sớm tìm được về với gia đình.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mười (Can Lộc, Hà Tĩnh):

Cứ ngày 8/3 và 30/4 hàng năm, dù có đang ở đâu, làm gì tôi cũng đến đây thắp hương cho những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống ở Ngã ba Đồng Lộc.

rung rung dong loc ngay thong nhat non song

Tôi có chồng là bộ đội, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị). May mắn là anh vẫn trở về với gia đình dẫu trên người mang không ít vết thương. 10 cô gái TNXP và hàng ngàn người con ưu tú ngã xuống cho đất nước vẫn luôn sống mãi với những gì cao cả, tươi đẹp nhất. Cảm ơn các cô, cảm ơn những chiến sỹ đã chiến đấu anh dũng và hy sinh xương máu để quê hương hôm nay được hòa bình.

(Thực hiện)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast