Thiên tai và sự nổi giận của rừng

Chưa bao giờ hạn hán lại kéo dài nghiêm trọng đến vậy. Ngàn Phố, Ngàn Trươi, Ngàn Sâu trơ cạn. Các khe suối đầu nguồn cạn kiệt trở thành khe chết. Những thác không còn nước…Những cánh rừng bị cạo trọc. Cháy rừng triền miên. Và giữa chúng có mối liên hệ nhân quả….

Bến sông đã cạn dòng
Bến sông đã cạn dòng

Vắt đất không ra nước

Hạn hán kéo dài, nắng nóng kết hợp với gió phơn đã khiến cạn kiệt các nguồn nước. Thiếu nước sinh hoạt không chỉ xẩy ra ở một làng, một xã, một địa phương. Xóm 10 Hương Thọ Vũ Quang nằm cạnh sông Ngàn Trươi, Hương Giang (Hương Khê) cạnh sông Ngàn Sâu và Sơn Châu, Sơn Phú (Hương Sơn) cạnh sông Ngàn Phố, nhưng các giếng nước của nhân dân đã há hốc miệng giữa nắng lửa đã ba tháng nay. “ Nhà cháu đã cất gầu, dây, chỉ còn ròng rọc nữa thôi.

Sông Cụt (từ Sơn Trung đến Sơn Bằng)nhiều đoạn phơi đáy giữa trời
Sông Cụt (từ Sơn Trung đến Sơn Bằng)nhiều đoạn phơi đáy giữa trời

Dưới giếng không có bất cứ giọt nước nào, chỉ có mấy con cóc rơi xuống, thỉnh thoảng nghiến răng ken két”. Cháu Hoàn (Hương Giang) cho biết. “ Cả xóm 9 xã Sơn Châu chúng em có vài chục giếng đào, nhưng đến thời điểm hiện tại không có giếng nào còn một giọt. Cách đây hai ngày, em thuê thợ về đào sâu thêm 3 mét nữa nhưng không có giọt nào!”. Anh Bùi Nguyễn Sơn (xóm 9, xã Sơn Châu) trao đổi. Còn tại Sơn Phú, cả làng, cả xã , bất kể trẻ, già, trai gái, lo việc nước. “ Hạn đến mức mà đố vắt đất ra nước. Chú thấy đó, đồng thì nứt nẻ, cày trau lên, đất khô như bánh đa, những nơi gieo cấy được đã chết sạch, trong vườn bụi chuối cũng héo queo rồi…”. Anh Hiền (Sơn Phú) phàn nàn.

“Sông kia rày đã nên” … khô

Chúng tôi đã có dịp đi dọc ba con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi. Ngàn Phố trong xanh, thơ mộng chỉ còn trong bài hát. Ở vào thời điểm đại hạn, sông Ngàn Phố trơ cạn. Nơi vực Nầm, nhô lên doi cát. Đến Cầu HàTân (Sơn Lĩnh), nhìn xuôi (hướng Đông), hay nhìn ngược (hướng Tây), hình hài sông Ngàn Phố đã thay đổi. Sông không chảy, sông chỉ còn những vũng nước. Đây đó, giữa sông nhô lên những doi đất cát đã thấy lơ phơ màu xanh của cỏ dại. Từ Sơn Tân đến Sơn Kim, nhân dân chẳng phải đi đò ngang. Những con thuyền suốt ngày gối bãi. Những vũng nước dưới nắng hè nóng bỏng. Nắng nóng, Vực Thờ (sông Ngàn Trươi, thuộc địa phận Hương Đại) cá chết dạt bờ bốc lên mùi tanh nồng…

Bè mắc cạn trên sông Ngàn Trươi (Vũ Quang).
Bè mắc cạn trên sông Ngàn Trươi (Vũ Quang).

Chúng tôi ngược sông về hướng Tây. Khe Tre, (Sơn Kim 2, Hương Sơn), rào Rồng, rào Rạt, rào Vền (Kim Quang, Vũ Quang) nguồn nước đã khô cạn. Có những chỗ, cây rì rì, bám đá mọc lên. Lòng khe, đá lởm chởm. Thác Xài Phố (Sơn Hồng, Hương Sơn) không còn tung bọt trắng xóa giữa trời với ầm ào bản anh hùng ca của núi rừng mà chỉ róc rách một cách …nhể nhãi. Những vũng nước đọng lại nước nâu quạch, lá khô, bụi bẩn. Con sông cụt từ Sơn Trung đến Sơn Bằng chưa bao giờ cạn nước thế mà hạn hán năm 2010 này, nhiều quãng đã phơi đáy giữa trời. “ Lên tận núi rừng mới thấy rõ cội nguồn của thiếu nước. Tất cả do chúng ta tàn phá rừng , hủy diệt rừng một cách tàn bạo”. Ông Nguyễn Trọng Tàng ( 78 tuổi; xóm 5, Sơn Trung) trao đổi.

Tàn phá rừng đồng nghĩa với lụt lội và hạn hán

Những cánh đồng khô khát
Những cánh đồng khô khát

Chúng tôi đi từ Hương Sơn sang Vũ Quang, đến Hương Khê đều có chung một nhận xét: Căn bản rừng đã bị “cạo trọc”. Trong bản báo cáo số 54/BC-BCH về : “ Tình hình, công tác phòng cháy , chữa cháy rừng” của UBND huyện Hương Sơn đã xác nhận: “Mặc dù công tác PCCR năm 2010 đã được chuẩn bị và triển khai chu đáo, song do diễn biến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, sự thiếu ý thức của một số người dân nên trong thời gian qua đã xẩy ra 12 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị cháy là 86,6 ha”. Có những ngày trên địa bàn Hương Sơn đã xẩy ra cháy rừng liên tiếp. Đó là ngày 05-05 tại lô 7-K2-TK24 (xã Sơn Giang) đã cháy gần 1ha và lô 12A-K3-TK 9 đã chấy 0,7 ha. Những ngày 14, 15, 16, 17 tháng 6 liên tiếp cháy rừng tại Sơn Quang, Sơn Long, Sơn Lâm, Sơn Tiến và 25, 26, 27 tháng 6 cháy rừng xẩy ra trên 5 xã : Sơn Tiến, Sơn Thủy, Sơn Lễ, Sơn Trung, Sơn Ninh. Đặc biệt đêm 27 tháng 6 có đến 15 ha rừng bị cháy trụi.

Hạn hán, lụt lội từ cháy rừng, phá rừng
Hạn hán, lụt lội từ cháy rừng, phá rừng

Cũng trong bản báo cáo đã nêu trên, trong mục: “ trang thiết bị PCCR” đã xác nhận : “ mua sắm 4 cưa xăng, 3 máy cắt thực bì…”. Những máy cắt thực bì đã góp phần làm sạch lớp sa van bụi mà phải mất hàng trăm năm mới có. Chính lớp sa van này giữ nước, giữ độ ẩm tốt nhất, duy trì nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở và lũ quét . Tàn phá rừng, chúng ta phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó có sự khủng hoảng thiếu nguồn nước .

Quả là chúng ta chưa ý thức bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên nước vô giá này.

Vì vậy, hạn hán, đối mặt với thiếu nguồn nước không biết đã thức tỉnh chúng ta bảo vệ rừng hay chưa!?

Một khi rừng bị tàn phá, một khi cháy rừng, một khi “ trồng cây, gây rừng” chưa được quan tâm đúng mức thì lụt lội và hạn hán là nhãn tiền.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast