Thiết kế kém, thi công … ẩu !

Được khởi công từ tháng 3/2011, Đường cứu hộ di dời dân vùng ngập lũ, cứu hộ đê sông huyện Lộc Hà (từ đây tạm gọi là đường cứu hộ) tuyến 1 và tuyến 2 thuộc địa bàn của các xóm: 5-6, 9-13 của xã Thạch Mỹ và một phần ít diện tích của xã Mai Phụ. Sau hơn nửa năm thi công, công trình đã bộc lộ nhiều yếu kém về thiết kế và chất lượng thi công ở một số hạng mục….

Đường cứu hộ di dời dân vùng ngập lũ Lộc Hà:

Thiết kế … thiếu thực tế

Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án của công trình thì 2 tuyến đường nói trên có giá trị 42 tỷ đồng. Bao gồm: đường, cầu, cống và kênh nhánh.

Hơn 6 tháng sau khi thi công, con đường này bắt đầu bộc lộ những yếu kém trong thiết kế lẫn thi công.

Ở tuyến 1, sau khi đi vào thi công đã bộc lộ rất nhiều yếu kém trong thiết kế. Cụ thể như: thiết kế siêu cao, mở rộng tại các đường cong chưa nằm đúng tuyến (đỉnh D3 có R=71,9m, bố trí siêu cao i=6%, đỉnh D4 có R=35m, thì i=3%), mặt khác bản vẽ không ghi mực nước ngập thường xuyên nên việc thiết kế đắp bờ vây ngăn nước trong quá trình thi công là chưa phù hợp.

Đặc biệt, tại thời điểm khi tiếp xúc với chúng tôi nhiều người dân cho rằng: việc thiết kế vị trí đặt các cống tiêu nước là không phù hợp với thực tế; chỗ nước ngập nhiều thi không đặt cống, chỗ cần tiêu nước rất ít thì lại đặt cống.

Tuy nhiên, trả lời chúng tôi sau đó, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Giám đốc CTCP Gama Miền Trung (đơn vị tư vấn thiết kế) lại cho rằng: việc thiết kế cơ bản không có vấn đề gì phải bàn, vấn đề thiết kế đặt các cống tiêu là đảm bảo yêu cầu, việc người dân cho rằng: vị trí đặt cống chưa phù hợp, phải bổ sung thêm cống là chuyện không thể xẩy ra… Đối với vấn đề: “thiết kế siêu cao, mở rộng tại các đường cong chưa nằm đúng tuyến (đỉnh D3 có R=71,9m, bố trí siêu cao i=6%, đỉnh D4 có R=35m, thì i=3%)…” ông Phúc cũng cho rằng đó là những nhận định “quá sơ sài” !

Sau khi có ý kiến của người dân và chính quyền xã Thạch Mỹ, một chiếc cống vừa mới được BQL dự án bổ sung vào để tiêu úng cho khu vực Nhà Ray hơn 30 ha đất sản xuất nông nghiệp hưởng nước từ sông Nghèn
Sau khi có ý kiến của người dân và chính quyền xã Thạch Mỹ, một chiếc cống vừa mới được BQL dự án bổ sung vào để tiêu úng cho khu vực Nhà Ray hơn 30 ha đất sản xuất nông nghiệp hưởng nước từ sông Nghèn

Trái với ý kiến của ông Phúc, làm việc với chúng tôi, ông Lê Tiến Học - Chủ tịch xã Thạch Mỹ bức xúc: Tại tuyến 1 (phần đất của xã Thạch Mỹ) chỉ thiết kế đặt một cống tiêu cho một phần ít diện tích, riêng 30 ha đất sản xuất nông nghiệp ở vùng Nhà Ray hưởng nước từ sông Nghèn vào thì lại không thiết kế đặt cống tiêu, chúng tôi phải yêu cầu Ban dự án của huyện bổ sung thêm cống tiêu cho vùng này chứ không thì nguy to… Mà không chỉ ở tuyến này, ở tuyến 2 đoạn ở ngã ba giao nhau giữa tuyến nhánh 1 và nhánh 2 cũng cũng xẩy ra tình trạng tương tự, khiến chúng tôi phải một lần nữa yêu cầu bổ sung thêm cống tiêu. Không thể hiểu được năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế này đến đâu mà lại “làm ăn” như vậy- ông Học bức bối nói thêm.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa - Trưởng Ban quản lý dự án của huyện Lộc Hà thừa nhận những phản ánh của người dân là hoàn toàn chính xác. Ông Nghĩa cho biết: đúng là sau khi nhận được phản ảnh của người dân và chính quyền xã Thạch Mỹ, BQL dự án đã kiểm tra và cho bổ sung thêm hai cống tiêu như đã nêu. Ông Nghĩa cũng cho rằng phản ảnh: “thiết kế siêu cao, mở rộng tại các đường cong chưa nằm đúng tuyến (đỉnh D3 có R=71,9m, bố trí siêu cao i=6%, đỉnh D4 có R=35m, thì i=3%)… là đúng...

Ông Bùi Đức Đại-Phó giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh (trái): Những phản ảnh của người dân về thiết kế và thi công là hoàn toàn có cơ sở
Ông Bùi Đức Đại-Phó giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh (trái): Những phản ảnh của người dân về thiết kế và thi công là hoàn toàn có cơ sở

Về ý kiến của ông Giám đốc CTCP gama Miền Trung đối với: “thiết kế siêu cao, mở rộng tại các đường cong chưa nằm đúng tuyến (đỉnh D3 có R=71,9m, bố trí siêu cao i=6%, đỉnh D4 có R=35m, thì i=3%)… là nhận định “quá sơ sài”, chúng tôi cũng đã làm việc với ông Bùi Đức Đại – Phó giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh. Tại buổi làm việc, ông Đại khẳng định: Phản ảnh nói trên là đúng thực tế, hoàn toàn không phải là nhận định “quá sơ sài” như cách nói của ông giám đốc đơn vị tư vấn thiết kế của công trình này.

Như vậy có thể nói, ngay từ đầu trong khâu thiết kế đã bộc lộ sự non yếu làm ảnh hưởng đến quá trình thi công của công trình. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn đó là thái độ chối bỏ trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế đối với “sản phẩm” của chính mình !

Thi công … ẩu !

Trong suốt thời gian tìm hiểu về quá trình thi công của con đường, điều mà chúng tôi nhận được nhiều nhất ở những người dân, những cán bộ chính quyền xã Thạch Mỹ đó là sự bức xúc, bất bình hết sức đối với đơn vị thi công là nhà thầu Đức Mạnh.

Một góc con đường nhà thầu Đức Mạnh đang thi công
Một góc con đường nhà thầu Đức Mạnh đang thi công

Điều mà họ bất bình, bức xúc đó là trong quá trình thi công nhà thầu Đức Mạnh làm rất… ẩu, đặc biệt là không tiến hành bóc phong hoá theo như thiết kế. Anh Tình (xóm 5) bức bối: Thi công rất ẩu, ai đời cống vừa đổ xong phần đáy chưa khô đã lót cống lên. Chúng tôi phát hiện ra yêu cầu làm lại, bên thi công không chịu, đến khi hai bên xẩy ra “to tiếng”, dân yêu cầu Ban dự án của huyện xuống làm việc bên thi công mới chịu moi cống lên để xử lý…Ông Phan Ngọc Luân - xóm trưởng xóm 6 hết sức bức xúc: Không hiểu thi công kiểu gì mà nền đắp không bóc phong hoá.

Tuy nhiên làm việc với chúng tôi, cả hai ông Trưởng, phó BQL dự án huyện Lộc Hà là Trần Văn Nghĩa và Đặng Đình Dũng lại khăng khăng hoàn toàn không có chuyện không bóc phong hoá như người dân và chính quyền xã Thạch Mỹ phản ánh.

Trước khẳng định của các ông BQL dự án huyện, chúng tôi đề nghị cho biết: nếu có bóc phong hoá thì đổ ở đâu, ông Dũng trả lời là đổ ở bãi thải. Tuy nhiên khi chúng tôi đặt vấn đề là theo quan sát của người dân, chính quyền xã Thạch Mỹ và của phóng viên là không có chuyện đổ đất ở bãi thải thì ông Dũng lại “xoay” sang cho rằng: đổ cho công trình của xã và cho dân.

Ông Đặng Đình Dũng- Phó BQL dự án, Phó Phòng Công thương huyện Lộc Hà (trái): "Hoàn toàn không có chuyện không bóc phong hoá như phản ánh..." Ông Lê Tiến Học - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ (phải): "Với tư cách là chủ tịch xã tôi khẳng định: không có chuyện nhà thầu Đức Mạnh bóc phong hoá..." Ông Đặng Đình Dũng- Phó BQL dự án, Phó Phòng Công thương huyện Lộc Hà (trái): "Hoàn toàn không có chuyện không bóc phong hoá như phản ánh..." Ông Lê Tiến Học - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ (phải): "Với tư cách là chủ tịch xã tôi khẳng định: không có chuyện nhà thầu Đức Mạnh bóc phong hoá..."
Ông Đặng Đình Dũng- Phó BQL dự án, Phó Phòng Công thương huyện Lộc Hà (trái): "Hoàn toàn không có chuyện không bóc phong hoá như phản ánh..." Ông Lê Tiến Học - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ (phải): "Với tư cách là chủ tịch xã tôi khẳng định: không có chuyện nhà thầu Đức Mạnh bóc phong hoá..."

Mang theo lời “giải thích” của ông Dũng chúng tôi gặp ông Lê Tiến Học - Chủ tịch xã và ông Phan Văn Tình cán bộ giao thông thuỷ lợi của xã Thạch Mỹ. Cả hai ông đều cho biết: hoàn toàn không có chuyện nhà thầu Đức Mạnh bóc phong hoá rồi đổ đất vào bãi thải hay đổ đất cho công trình của xã và dân Thạch Mỹ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì đúng là có đoạn nền đường đã đắp nhưng nhà thầu Đức Mạnh lại không tiến hành bóc phong hoá. Nhưng phía chính quyền và người dân Thạch Mỹ phản ảnh là cả tuyến nhánh 1 và nhánh 2 do nhà thầu Đức Mạnh thi công đều không bóc phong hoá. Ông Lê Tiến Học - Chủ tịch xã Thạch Mỹ cho biết: chúng tôi đã bố trí bãi đổ đất (bóc phong hoá - PV) cho nhà thầu Đức Mạnh nhưng không thấy đổ. nói bóc đất rồi đổ cho công trình của xã và cho dân Thạch Mỹ là hoàn toàn không đúng. Với tư cách là chủ tịch xã Thạch Mỹ tôi khẳng định: không có chuyện nhà thầu Đức Mạnh bóc phong hoá. Bởi nếu bóc thì bóc vào lúc nào? đổ đi đâu? Dân chúng tôi giám sát thường xuyên, bản thân tôi cũng thường xuyên đi xuống công trình nhưng cả dân lẫn tôi không hề thấy nhà thầu cho bóc phong hoá.

Chia sẻ với ý kiến của ông Học, phía đơn vị tư vấn giám sát cũng cho biết: không thể có chuyện bóc phong hoá 100% được. Ông Bùi Đức Đại – Phó giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh cũng khẳng định: Việc nhà thầu không bóc phong hoá là có thật.

Vấn đề cần được làm rõ

Như vậy có thể khẳng định: đúng như phản ảnh, công trình đường cứu hộ di dời dân vùng ngập lũ của huyện Lộc Hà (tuyến 1 và tuyến 2) sau khi đi vào thi công đã bộc lộ dấu hiệu non kém trong thiết kế, đặc biệt là phần thi công ẩu, không đúng thiết kế của nhà thầu (Đức Mạnh). Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về Ban quản lý dự án của công trình, đề nghị huyện Lộc Hà cần sớm xử lý rõ để tránh những “tổn thất” không đáng có có thể xẩy ra tiếp theo; tiết kiệm thời gian, tránh sự lãng phí tiền của nhà nước.

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ thông tin liên quan trong thời gian tới để cung cấp cùng bạn đọc.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast