Vũng Tàu xanh trong nắng

Từ lâu, thành phố Vũng Tàu đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn nhất của du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Nhắc tới Vũng Tàu là nhớ đến một thành phố xanh sạch đẹp, mảnh đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử và văn hoá ẩm thực, tiềm lực biển và dầu khí, điểm tựa cho các thành phần kinh tế mở hướng làm ăn.

Nét son từ quá khứ đến hiện tại

Cách đây ba thế kỷ Vũng Tàu chỉ là vùng đất bãi lầy, các thương lái nước ngoài thường cho tàu cập bến và tại đây đã trở thành chổ khu trú may mắn nhất nên được gọi Vũng Tàu. Những thuỷ thủ Bồ đào Nha khi vượt qua vùng đất mũi này gọi Vũng Tàu là Thánh Giắc.

Thành phố Vũng Tàu nhìn từ núi lớn
Thành phố Vũng Tàu nhìn từ núi lớn

Vào những năm đầu thế kỷ XVII- XVIII, vùng đất Vũng Tàu từng xẩy ra nhiều vụ xung đột cướp đoạt của bọn hải tặc Mã Lai hoành hành gây nên sự nguy hiểm cho các thương nhân vùng Gia Định lúc bấy giờ. Trước những bất an của dân, nhà Vua Minh Mạng đã ban lệnh cho các triều thần phải chuẩn bị binh khí đồng thời thiết lập ba đội quân binh hùng, tướng mạnh tới đây vừa tẩy trừ "giặc nước" vừa mở đất để dân chúng tạo nghiệp làm ăn và lập nên ba làng: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Những ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuở ấy tên tuổi của họ đã khắc sâu vào tâm khảm của người dân Vũng Tàu nhiều thế hệ.

Còn hiện tại thành phố Vũng Tàu là điểm du lịch hấp dẫn nhất trong nước, một môi trường xanh -sạch- đẹp hiếm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Với diện tích 149,65 km2 thì Vũng Tàu không phải là vùng đất rộng nhưng để lại cho du khách những dấu ấn tuyệt vời về môi trường, di tích và văn hoá ẩm thực. Thời đổi mới, thành phố Vũng Tàu bằng hệ thống kiến trúc hạ tầng cơ sở khoa học hiện đại. Ai đã từng tới Vũng Tàu bất cứ mùa nào chắc lòng sẽ còn lưu luyến mãi.

Nắng Vũng Tàu có nét riêng không giống miền quê nào cả. Nắng càng toả rộng bãi biển Thuỳ Vân lại càng nườm nượp khách bơi lội, đu thuyền, lướt ván rồi thoả thuê trườn mình trên bãi cát tắm nắng. Dạo từ chân núi Tam Phùng đến Cát Lấp những hàng dương liễu mọc ngay trên những đồi cát nhấp nhô. Sự "yểu điệu thục nữ " của dương liễu được nắng trời và gió biển vuốt ve càng tăng thêm vẽ đẹp tự nhiên và kiêu sa như một cô gái đương thì. Trời thu Vũng Tàu xanh ngăn ngắt dưới những tảng mây trắng bồng bềnh chốc chốc lại xuất hiện vài ba chiếc máy bay trực thăng của ngành dầu khí vội vã bay ra giàn khoan. Dường như người dân Vũng Tàu đã quen thuộc với âm thanh ấy, một âm thanh rất đổi tự hào khi Vũng Tàu đang bật dậy sức sống mãnh liệt của nguồn tài nguyên giàu có tổ quốc. Mới thoạt gặp Vũng Tàu, tôi đã nghe những cái tên rất lạ Cầu Cỏ May, Bến Cát Lở, Ngã Tư giếng Nước.. nhưng điều tôi thấy lạ lùng hơn bên vệ đường xuất hiện bóng dáng cô công nhân vệ sinh môi trường đô thị khi hoàng hôn đã buông xuống vẫn mãi miết nâng chiếc bình nhỏ xíu tưới những giọt nước li ti vệ cho từng cánh hoa, ngọn cỏ. Đường lớn đường nhỏ, từ đường ra biển, đến vào từng ngõ ngách các cư dân chỗ nào cũng phong quang, sạch sẽ.

Anh Cường bạn tôi bảo " Thành phố Vùng Tàu sạch bắt đầu từ sự làm việc nghiêm túc của Công ty quản lý vệ sinh đô thị Vũng Tàu và ý thức của người dân. Không ai xa lạ như khối phố nhà tôi, mỗi người đều có một hộp đựng rác riêng. Khi xe chở rác rung chuông tất cả đã sẵn sàng. Nếu gia đình nào thiếu ý thức vứt rác hoặc xả nước bẩn bừa bãi thì bị lên án kịch liệt "

Mỗi di tích chứa đầy huyền thoại

Đến với Vũng Tàu không chỉ thoả thích du thuỷ mà còn được du sơn. Vũng Tàu vừa có biển vừa có núi. Năm ngọn núi là núi Lớn, núi Long Sơn, núi Nhỏ và núi Long Hải tự ngàn đời nay ẩn dấu trong lòng bao nhiêu trang sử thi huyền thoại. Núi Lớn có tượng Đức Phật Quan Âm Bồ Tát, một pho tượng ai vào chiêm ngưỡng cũng thấy mình tỉnh tâm. Theo vòng thời gian luân hồi Đức Phật đứng đó trầm ngâm nghĩ suy, cầu mong trời đất phù hộ cho con người những điều thánh thiện nhất. Núi Nhỏ có tượng Chúa đứng giang tay chịu đựng trước mọi phong bão táp. Với lòng nhân ái mênh mông Chúa ban phước lành cho mọi người sống có tình thương lẻ phải. Khi văn hóa tâm linh được tôn tạo và gìn giữ, tính ngưỡng được tôn trọng thì nơi ấy cũng trở thành "cỏi thiêng" của du khách.

Toà Bạch Dinh, điểm hấp dẫn du khách
Toà Bạch Dinh, điểm hấp dẫn du khách

Núi Lớn ở Vũng Tàu người đời xưa còn gọi là Thác Cơ Sơn. Đứng từ phía xa nhìn lên trông giống như con rồng xanh khổng lồ đang dập dờn trong biển biếc. Cái thời văn minh và khoa học loài người chưa phát triển, Núi Lớn trở thành "hoa tiêu" cho thuyền bè qua lại thuận lợi. Một nữ hướng dẫn viên du lịch Vũng Tàu giải thích cho tôi hiểu thêm " Núi Lớn có diện tích gần 400 ha với 3 đỉnh lớn là Vũng Mây cao 220 mét, Núi Lớn cao 170 mét , Hòn Sụp cao 170 mét. Trong sử sách cha ông để lại núi còn có tên gọi là Tương Kỳ gắn với sự tích một tráng sĩ giỏi võ nghệ đã ra tay cứu người con gái đang bị hổ vồ khi cô ta vào rừng hái nấm. Cảm kích và khâm phục trước tấm lòng dũng cảm, gia đình cụ đồ nho nọ (thời Tây Sơn) đã gả luôn cô gái ấy cho chàng làm vợ. Núi Tương Kỳ chính là mối tình duyên kỳ ngộ ấy.

Dạo từ núi Lớn tới núi Nhỏ ở đâu tôi cũng thấy bày la liệt những sản phẩm du lịch khá hấp dẫn du khách với những cử chỉ chào mới lịch lãm. Nhiều kỷ vật được chạm bằng gỗ, được khắc bằng đá rất gợi hình gợi cảnh.Từ tượng Phật Di Lặc, Phật Quan Âm Bồ Tát đến vòng cườm đeo cổ dưới sự khéo léo của trí tuệ con người bỗng trở nên sinh động và gợi cảm. Kỳ lạ hơn qua bàn tay vàn ấy từ con sò, con ốc, con hàu..đều tạo nên dáng những con vật quanh ta rất quen thuộc và đáng yêu. Một con công đang xoè cánh múa, một chú lợn đang hếch mõm đòi ăn, đưa lại cho khách một nụ cười vui vẻ. Tôi thầm phục cả những hòn đá cuội nhẵn thín lại được viết bằng chữ thư pháp với những câu răn dạy về đạo đức của cổ nhân , những câu thơ hay nhất của thi sĩ công chúng từng mến mộ.

Tôi tới thăm toà Bạch Dinh, bỗng thấy mình như được bầu dưỡng khí trong veo của trời đất tặng. Xung quanh Toà Bạch Dinh ngút ngàn bóng cây xanh, có những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Trước cửa Bạch Dinh ngan ngát mùi hoa đại. Đây là một biệt thự sang trọng được xây dựng theo kiến trúc của Pháp ( năm 1898) làm nơi nghỉ dưởng cho toàn quyền Pháp tại Đông Dương và các quan chức cao cấp của nhà nước thuộc địa Pháp thời bấy giờ. Toà Bạch Dinh dài 28 mét , cao 19 mét gồm 3 tầng rộng 15 mét, toạ lạc trên khuôn viên rộng 6 héc ta. Cái tên Bạch Dinh đồng nghĩa với ngôi nhà bề ngoài được sơn bằng màu trắng rất nền nã, quý tộc. Phía bên phải sân bạch dinh được đặt 2 khẩu súng đại bác và 10 khẩu súng thần công, những hiện vật lịch sử thời nhà Nguyễn " nhả lữa" căm thù vào bọn đế quốc thực dân Pháp. Tôi đưa tay sờ vào những khẩu súng thần công chợt thấy tim mình râm ran hồn thiêng lời sông núi.. Tầng một toà Bạch Dinh được bày biện đủ các tiện nghi sang trọng từ sa long, tủ giường, đều được chạm khắc sơn mài với những loài gỗ quý nhất Đông Dương. Những đồ vật chăn, gối, nệm và trang phục của Vua Bảo đại và Hoàng Hậu Nam Phương hiện vẫn còn lưu giữ. Đặc biệt trưng bày nhiều đồng tiền cổ, đĩa, bát, ấm, chén được vớt lên từ những con thuyền bị nạn chìm dưới biển cách đây hàng trăm năm. Đứng ở toà Bạch Dinh thoả thuê nhìn trời mây non nước, bốn mùa ở đây đều dạt dào sóng biển và mênh mông gió lành.

Uống cà phê nghe chuyện vui ngày mới

Chỉ mới ở Vũng Tàu một tuần lễ tôi đã quen nhập cuộc với bè bạn ở đây bằng thú vui uống cà phê sáng. Phải nói thiệt cà phê Vũng Tàu ngon, cứ ra khỏi nhà đâu đâu cũng dày đặc quán cà phê với món ăn đặc sản biển, rừng và hưong đồng gió nội.. Tôi khoái nhất khi ngồi uống cà phê dưới chân núi được phóng tầm mắt nhìn ra những con tàu khơi xa từ biển.. Ngồi nhâm nhi cà phê mới hiểu thêm được nhiều chuyện người dân Vũng Tàu đang có những tuy duy khá năng động trong cơ chế thị trường. Mỗi ly cà phê thấm vào người lại nghe "nhịp đời lăn náo nức ". Cảnh bảo với tôi "Đối với thành phố Vũng Tàu mọi cơ chế đều thông thoáng. Dân cũng như cán bộ ai làm kinh tế giỏi đều khuyến khích, miễn làm sao đừng vi phạm pháp luật". Tôi cùng Cảnh đi tham một khu Đại An một khu đất mới mọc lên vô số nhà đẹp. Cảnh chỉ tay và nói: "Cậu nhận xét gì về hai ngôi biệt thự này. Tôi xuýt xoa: "Thật tuyệt vời. Nhưng họ làm gì mà giàu thế ?"

Cảnh kể: "Đấy là hai anh em ruột làm nghề đánh bắt cá biển đấy. Họ khôn hơn thiên hạ là mua được nhiều đất thời giá rẻ. Chỉ bán vài suất đất nghiễm nhiên có nhà đẹp thôi..". Tôi tìm hiểu kỹ thì nhiều biệt thự sang trọng hàng tỷ đồng đều có cơ may khi đất lên giá.. Khu đất ở Đại An ngày xưa là bãi đất hoang, cách đây vài năm chỉ có 5 triệu/m2 bây giờ lên tới 18 triệu /m2". Nhưng cũng nhiều đối tượng làm ăn giàu lên bằng năng động từ kinh doanh, có người kinh doanh hàng điện tử, máy vi tính, người làm hàng ăn, người buôn bán lương thực, thực phẩm. Cái hay ở Vũng Tàu trong chuyện làm ăn không ai ghen tuông, đố kỵ và nẩy sinh mẫu thuẩn tranh chấp. Thậm chí người nọ còn giới thiệu khách cho người kia khi mình đã hết hàng, đó là nét văn minh trong kinh doanh rất hiếm gặp.

Thời đổi mới Vũng Tàu cần nhiều nguồn nhân lực, đất lành nên chim đậu đông. Chính vì thế các nhà đầu tư địa ốc đã mạnh dạn bỏ ra hàng "núi tiền" nhằm xây dựng Vũng Tàu "đàng hoàng, hơn to đẹp" hơn. "Trăm nghe chẳng bằng một thấy", buổi sáng hôm sau ăn sáng và uống cà phê xong cảnh rủ tôi đi xem cụm cao ốc Lekeside thuộc trung tâm Chí Linh. Vừa tới cửa, tôi đã gặp ngay Phương một nhân viên văn phòng tiếp khách rất vồn vã. Cô không ngần ngại đưa ngay cho tôi một danh thiếp và toàn bộ nội dung quảng bá Khu nhà cao ốc 17 tầng này. Một khu cao ốc được bài trí phối cảnh khá đẹp mắt, có hồ nước rộng, có bể bơi và cả khu chơi giải trí dành cho trẻ nhỏ, vườn cây cho mọi người ngồi hóng mát. Phương bảo với tôi: "Cao ốc này có thể đáp ứng được khả năng của khách, tuỳ theo diện tích và nơi ở. Mức thấp nhất từ 750 triệu - 800 triệu đồng, mức cao từ 1 tỷ -1,3 tỷ đồng. Khách hàng chỉ cần thanh toán 30% giá trị hợp đồng sẽ bàn giao nhà ngay, 70% giá trị còn lại trả góp 2 năm". Tôi thầm nghĩ cái cơ chế thoáng này người kinh doanh đã tính toán khá kỹ lưỡng và tôi cũng mong sao cho điều đó "lợi cả đôi đường".

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast