Dân chủ trong sinh hoạt Đảng

(Baohatinh.vn) - Chuyến công tác về cơ sở gần đây, tôi nghe một số đảng viên trao đổi vấn đề dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Nhiều chi bộ, đảng viên là cán bộ lãnh đạo cùng sinh hoạt với đảng viên là cấp dưới, thuộc quyền mình...

dan chu trong sinh hoat dang

Lãnh đạo xã Ân Phú (Vũ Quang) họp bàn về công tác phát triển đảng viên tại các chi bộ thôn xóm.

Về nguyên tắc, mọi đảng viên đều có quyền bình đẳng về chính trị trong sinh hoạt Đảng. Tuy nhiên, trong thực tế, đảng viên là cấp dưới vẫn bị chi phối bởi suy nghĩ đồng chí ấy là lãnh đạo, là cấp trên của mình. Bởi thế, nếu góp ý khen thì không sao, nhưng nếu phê bình, đấu tranh với cái chưa đúng, khiếm khuyết của họ thì rất… hạn hữu!

Sở dĩ có tình trạng xuôi chiều, vị nể trong đấu tranh xây dựng đảng viên bởi khoảng cách vị trí công tác. Đó là chưa nói, khi sinh hoạt Đảng, là lãnh đạo đơn vị, có người “mang cả vị trí chính quyền” vào trong quan hệ sinh hoạt Đảng để chỉ giáo, dạy bảo các đảng viên trong chi bộ (?!). Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính dân chủ trong Đảng chưa được phát huy, tính chiến đấu, tính Đảng bị giảm sút.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vì thế, phần lớn đảng viên đều mong muốn phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, trong đó, dân chủ trong sinh hoạt Đảng là nội dung hết sức cần thiết.

Nếu thực hiện dân chủ trong sinh hoạt Đảng sẽ có đấu tranh tự phê bình và phê bình thường xuyên, chống lại mọi biểu hiện tiêu cực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, bảo đảm cho tổ chức Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast