Kê đơn thuốc “chui” ở Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Báo Hà Tĩnh nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Hữu, trú tại thôn 6 (Cẩm Thạch – Cẩm Xuyên) về việc bác sỹ khoa Cấp cứu - Chống độc (CCCĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh kê đơn bắt người nhà bệnh nhân BHYT (thuộc đối tượng người nghèo) đI mua thuốc ngoài trong trường hợp cấp cứu.

Nội dung đơn nêu: Đêm 29-3, bà Nguyễn Thị Kỷ 77 tuổi ở thôn 6, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên được người nhà đưa vào khoa CCCé Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng nguy kịch. Tại đây, Bác sỹ Trung – Trưởng khoa đã kê đơn thuốc gồm 1 viên An cung hoàn và 10 ống Citicolin cho người nhà ra mua ở quầy dược ngoài hết 1.600.000 đồng. Sau khi có thuốc, bác sỹ Trung chỉ đạo cho y tá trực tiêm 3 ống Citicolin qua dịch truyền và bơm viên thuốc An cung hoàn vào dạ dày bệnh nhân nhưng bị nôn ra hết. Sau đó ít phút, y tá tiếp tục tiêm hết 7 ống thuốc còn lại qua đường truyền trước khi chuyển bệnh nhân vào khoa Chấn thương.

Tìm hiểu tại Khoa Chấn thương được biết: Đón bệnh nhân Nguyễn Thị Kỷ trong tình trạng hôn mê sâu, bác sỹ Đào Xuân Lý thăm khám và được người nhà cho biết trước đó, bệnh nhân đã dùng một số loại thuốc tại khoa CCCé nhưng không lưu vào bệnh án. Thấy có dấu hiệu không ổn, không đúng với quy trình khám, chữa bệnh, bác sỹ Lý báo ngay cho bác sỹ Kiều Hữu Bình – Trưởng khoa Chấn thương. Nội dung việc kê đơn, dùng thuốc của bác sỹ Trung được người nhà bệnh nhân ghi lại bằng văn bản và sự việc được báo lên ban Giám đốc, thanh tra Bệnh viện.

Đối chiếu với các quy định hiện hành cho thấy, trước hết, về mặt nguyên tắc, khi cần thuốc cấp cứu bác sỹ trực phải dùng thuốc của Bệnh viện, nếu trường hợp Bệnh viện không có loại thuốc đặc hiệu thì báo

lên Ban lãnh đạo xin ý kiến nhưng không hiểu sao bác sỹ Trung lại vội vàng kê đơn cho người nhà bệnh nhân đi mua ở ngoài? Mặt khác, 2 loại thuốc mà bác sỹ Trung chỉ định dùng là An cung hoàn và Citicolin đều không nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu cấp cứu tại các cơ sở y tế theo Quy định của Bộ Y tế và danh mục thuốc của Bệnh viên Đa khoa tỉnh. Hơn nữa, trong đơn thuốc của bác sỹ Trung kê cho bệnh nhân chỉ có tên và số lượng thuốc, không ghi rõ liều dùng và đường dùng là hoàn toàn sai với quy cách của một đơn thuốc. PhảI chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ trong một thời gian ngắn, y tá trực đã đưa hết tất cả thuốc vào cơ thể bệnh nhân như đơn trình bày kể trên? Điều đáng nói hơn đó là, bệnh nhân Nguyễn Thị Kỷ thuộc diện hộ nghèo, có thẻ BHYT nhưng bác sỹ Trung lại kê cho 2 loại thuốc với số tiền lên đến 1.600.000 đồng. Đây là nh÷ ng loại thuốc đắt tiền nhưng không được ghi vào bệnh án và hiệu quả chữa bệnh của thuốc An cung hoàn (1.000.000 đồng /viên) thì đến nay chưa được các nhà chuyên môn thẩm định!

Trong quá trình đi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biêt, hiện tượng kê đơn “chui”, dùng thuốc trái quy định như trên của bác sỹ Trung đối với bệnh nhân đã xảy ra nhiều lần. Điển hình là vào ngày 7-7-2009, khi bệnh nhân Võ Tiến Vinh (8 tuổi) ở Kỳ Phong, Kỳ Anh vào điều trị tại khoa CCCĐ, bác sỹ Trung cũng đã kê đơn thuốc cho người nhà tự mua. Tiếp đó, ngày 10-7-2009, bệnh nhân Nguyễn Cát Phong ở thị trấn Cẩm Xuyên bị trật cùi chỏ vào khoa CCCĐ cũng được bác sỹ Trung kê đơn tự đi mua 10 ống inbicom (700.000 đồng) và chỉ đạo y tá chuyền hết trong đêm trước khi chuyển bệnh nhân xuống khoa Chấn thương. Cả 2 trường hợp này đều là bệnh nhân BHYT và nội dung đơn thuốc đều không được ghi vào bệnh án. Chắc chắn đây chỉ là những trường hợp người nhà bệnh nhân có ý kiến chứ trên thực tế có thể còn rất nhiều đơn thuốc tương tự và hẳn rằng không chỉ riêng bác sỹ Trung!

Hiện tượng kê đơn thuốc tráI với quy định ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh khiến cho những bệnh nhân nghèo càng gặp nhiều khó khăn hơn khi phải bỏ ra một số tiền lớn để mua thuốc chữa bệnh ở ngoài. Nhiều bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu, người nhà đã phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để đủ tiền mua thuốc. Những việc làm vi phạm quy chế, đạo đức người thầy thuốc như trên đã được phản ánh lên Ban giám đốc bệnh viện và trong nhiều cuộc giao ban, lãnh đạo Bệnh viện nhiều lần lên tiếng nhắc nhỡ, chấn chỉnh. Tuy nhiên, sự việc vẫn tiếp tục táI diễn. Có lẽ những lời chỉ trích, nhắc nhở, phê bình chưa đủ sức răn đe!

Rõ ràng việc kê đơn, chỉ định và cách dùng thuốc đối với bệnh nhân ở khoa Cấp cứu - chống độc – Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang có vấn đề. Bởi nếu là thuốc được BS chỉ định nằm trong danh mục và cần thiết tại sao không ghi vào bệnh án?! Nhiều người đặt câu hỏi, có hay không việc bác sỹ bắt tay với các công ty dược, kê đơn thuốc để hưởng hoa hồng?

Trong thời điểm hiện nay, khi mà việc các bác sỹ bắt tay với các hãng dược, kê đơn cho bệnh nhân mua thuốc với giá trên trời để hưởng hoa hồng đang là vấn nạn của cả nước thì việc làm của bác sỹ Trung khiến dư luận không khỏi bất bình. Mong rằng lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh sớm chỉ đạo làm rõ những khuất tất để bảo vệ quyền lợi cho người bệnh và giữ gìn sự trong sạch của ngành Y tế.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast