7 điều chưa biết về Trận Fallujah đầu tiên

Tháng 4/2021, đánh dấu 17 năm trận chiến Fallujah đầu tiên kết thúc. Tuy đã đi vào dĩ vãng nhưng còn nhiều góc khuất về cuộc chiến này chưa được giải mã.

Trận chiến Fallujah lần đầu

Theo Bách khoa thư mở và trang tin Wearethemighty (WTC) của Mỹ số ra đầu tháng 3-2021, Trận chiến Fallujah đầu tiên (First Battle of Fallujah) hay Chiến dịch Vigilant Resolve, diễn ra năm 2004 do Mỹ khởi xướng đã trôi qua được 17 năm.

Dưới sự tham gia của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến I, do tướng James Conway và Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1, tướng James Mattis điều hành nhằm trả đũa cho các cuộc tấn công liên tiếp trong khu vực, đặc biệt, vụ giết hại dã man bốn nhà thầu quân sự tư nhân Mỹ.

7 điều chưa biết về Trận Fallujah đầu tiên

Trận chiến Fallujah lần đầu diễn ra trong 3 tuần và 6 ngày (4/4 đến 1/5/2004)

Cuộc giao tranh ác liệt kéo dài một tháng trước khi quân Mỹ rút khỏi thành phố và chuyển giao quyền kiểm soát cho Lữ đoàn Fallujah.

Trận chiến ít được biết đến hơn Chiến dịch Phantom Fury, hay Trận Fallujah thứ hai, nhưng nó là một trận đánh then chốt trong Chiến tranh I-rắc hay, gọi theo người Mỹ là Chiến dịch Irắc Tự do vì nó gây chú ý đến một số sự kiện mà công luận không hề biết đến và gia tăng sự phân cực trong cuộc chiến I-rắc.

Theo Reuters, chất xúc tác chính cho chiến dịch này là vụ giết và hủy hoại cơ thể bốn lính đánh thuê người Mỹ, làm việc cho Công ty Quân sự Tư nhân Blackwater USA. Ngay sau đó là vụ giết 5 lính Mỹ vài ngày sau tại Habbaniyah.

Mặc dù Fallujah đã chứng kiến những vụ không kích rời rạc của Mỹ, sự đối lập của quần chúng không trào lên cho đến khi 700 binh sĩ thuộc Sư đoàn Nhảy dù 82 lần đầu di chuyển đến thành phố ngày 23/4/2003, và khoảng 150 binh sĩ của Đại đội Charlie đóng quân tại Trường Tiểu học Al-Qa"id.

Ngày 28/4, khoảng 200 người tập trung ở ngoài ngôi trường quá giờ giới nghiêm, yêu cầu người Mỹ rút khỏi tòa nhà để ngôi trường được hoạt động trở lại. Những người biểu tình ngày càng trở nên phẫn nộ đến nỗi lựu đạn khói cũng không thể giải tán được đám đông.

Hai ngày sau, một cuộc biểu tình khác tại tổng hành dinh cũ của Đảng Ba"ath lại diễn ra. Lần này Trung đoàn Kỵ binh Thiết giáp số 3 tấn công người biểu tình, kết quả, thêm 3 người bị thiệt mạng.

Sau cả hai vụ tai nạn, lực lượng liên minh khẳng định họ đã không bắn người dân nếu những người biểu tình không bắn họ trước.

Ngày 30/6, một vụ nổ lớn xảy ra ở một nhà thờ hồi giáo, trong đó một lãnh tụ hồi giáo là Sheikh Laith Khalil và 8 người khác bị giết.

Trong khi người dân địa phương gán tội cho lính Mỹ đã bắn một quả tên lửa vào nhà thờ, thì phía Mỹ lại cho rằng là vụ nổ tai nạn bởi quân nổi dậy cố gắng cài đặt một quả bom.

Ngày 2/3/2004 - quân nổi dậy Iraq tại Fallujah phục kích một đoàn xe chứa 4 lính đánh thuê người Mỹ thuộc Công ty Quân sự Tư nhân Blackwater USA đang trên đường vận chuyển các thùng thực phẩm.

Bốn lính đánh thuê vũ trang là Scott Helvenston, Jerko Zovko, Wesley Batalona và Michael Teague. Tất cả đều bị giết bởi đạn súng máy và một quả lựu đạn được ném qua cửa sổ của chiếc SUV.

Một đám đông sau đó châm lửa đốt thân thể của 4 lính Mỹ này, sau đó lôi qua đường và treo ngược lên cây cầu bắc qua sông Euphrates.

Vào sáng ngày 5/4/2004, Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 1 Mỹ đã bao vây toàn bộ thành phố nhằm giành lại thành phố. Lính Mỹ chặn tất cả con đường tiến và ra khỏi thành phố bằng các xe bọc thép Humvee và chặn bằng dây kẽm gai.

Lính Mỹ còn chiếm một đài radio địa phương và phát tờ rơi yêu cầu người dân ở trong nhà và giúp quân đội Mỹ xác định quân nổi dậy và tất cả những ai có liên quan đến cái chết của lính đánh thuê.

Cuộc công hãm dẫn đến tình trạng hai bệnh viện chính của Fallujah là BV Đa khoa Fallujah và Bệnh viện người Jordan đều được mở cửa lần nữa trong lần ngừng bắn ngày 9/4.

Theo lịch ngày hôm đó, Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington (CVN-73) khi viếng thăm cảng Jebel Ali nhưng đã bị hủy bỏ, còn chiếc George Washington cùng Phi đội Tàu sân bay số 7 được lệnh phải sẵn sàng chiến đấu khi có mặt tại Vịnh Persian.

Cuộc nổi loạn tại Fallujah kéo dài trong khi người Mỹ cố gắng thắt chặt vòng vây quanh thành phố. Không kích ném bom xuống các vị trí của quân phiến loạn khắp thành phố, máy bay vũ trang Lockheed AC-130 tấn công các mục tiêu bằng súng nòng quay Gatling và đại bác một vài lần.

Xạ thủ của Thủy quân Lục chiến được xem là những sát thủ đáng gờm, mỗi binh sĩ đạt trung bình 31 lần “sát thủ” trong trận chiến. Trong khi đó Biệt đội Chiến dịch Tâm lý (PSYOP) từ Phân ngũ Chiến dịch Tâm lý 910 cố gắng lừa những kẻ thù ra ngoài bằng cách đọc những bài diễn văn nhằm chọc giận các tay súng và cùng lúc đó bật ầm ĩ các bản nhạc rock của nhóm AC/DC và Metallica cùng các nhóm nhạc rock khác qua các loa phát thanh.

Cuộc tấn công của người Mỹ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả dân thường lẫn phiến quân I-rắc, nên lực lượng liên minh đã phải đối mặt với các chỉ trích từ Hội động Chính phủ Iraq.

Chiều ngày 9/4/2004, dưới sức ép của chính quyền Iraq, quân đội Mỹ đơn phương thực hiện một đợt ngừng bắn, và phát đi tín hiệu muốn thương lượng với chính quyền I-rắc, quân nổi dậy và người phát ngôn của thành phố, đồng thời cho phép lương thực cùng hàng tiếp tế của chính phủ được đem đến cho người dân.

Ước tính có 800 người I-rắc bị giết hại, ít nhất phân nửa là người vô tội hay không tác chiến. Mặc dù hàng trăm quân nổi dậy đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công, thành phố vẫn nằm trong sự kiểm soát cứng rắn của chúng.

Phía Mỹ chỉ kiểm soát được quận công nghiệp của thành phố ở phía Nam. Dấu chấm cho hàng loạt các chiến dịch lớn tại thời điểm này đều dẫn tới cuộc thương lượng giữa rất nhiều phần tử người I-rắc khác nhau và lực lượng liên minh, tuy rằng vẫn còn một số cuộc đấu súng rải rác trên đường phố.

Ngày 19/4, đợt ngừng bắn dường như được thực hiện. Thành phố vẫn còn là một ổ chống đối lớn với Chính quyền Lâm thời I-rắc vì phần lớn người trong chính quyền đều do phí Mỹ dựng lên.

Thêm vào đó, thành phần của các nhóm vũ trang tại Fallujah thay đổi, biến từ các nhóm bị thống trị hoàn toàn bởi các nhóm người Ba"athist thế tục hay theo chủ nghĩa xã hội trở thành các trùm khủng bố kết nối với nhau tạo ra một hệ thống tội phạm hoàn chỉnh sau cuộc vận động của chủ nghĩa Wahhabi.

Ngày 1/5/2004, Mỹ rút quân khỏi Fallujah, Trung tướng James Conway tuyên bố, Mỹ đơn phương quyết định chấm dứt tất cả các chiến dịch quân sự và giao lại cho Tổ chức Fallujah vừa mới thành lập, tổ chức này sẽ được hỗ trợ vũ khí và trang bị của Mỹ, và nằm dưới quyền một vị tướng đã từng theo chủ nghĩa Ba"athis là Jasim Mohammed Saleh.

Vài ngày sau, sau khi đã làm rõ rằng Saleh có liên quan đến hàng loạt các hoạt động quân sự chống lại người Shi"ites dưới quyền Saddam Hussein, phía Mỹ lại tuyên bố, Huhammed Latif sẽ thay thế ông dẫn dắt đơn vị.

Tuy nhiên, đơn vị này sau đó giải tán và bàn giao tất cả các vũ khí cùng thiết bị lại cho quân nổi dậy, dẫn đến cuộc chiến thứ hai tại Fallujah vào tháng 9.

7 điều chưa biết về Trận Fallujah đầu tiên

Cuộc chiến đầu tiên tại Fallujah đã cướp đi 27 sinh mạng lính Mỹ và khoảng 800 người I-rắc bị thiệt mạng.

Cuộc chiến đầu tiên tại Fallujah đánh dấu bước ngoặt về cuộc chiến đang diễn ra tại I-rắc. Điều này đồng nghĩa, kẻ thù là quân nổi dậy chứ không là những người theo Saddam được cho là kẻ thù lớn nhất mà quân đội Mỹ nhắm tới.

Quân đội Mỹ cũng bị chỉ trích bởi cả các cơ quan tư nhân và quân đội bởi sự đầu tư cùng dựa dẫm vào các đội dân quân địa phương, điển hình là thất bại của Đơn vị Fallujah, nếu lập lại sẽ dẫn đến thảm họa khôn lường.

Dù được hay mất cuộc chiến đầu tiên tại Fallujah đã cướp đi 27 sinh mạng binh sĩ Hoa Kỳ. Phía I-rắc có tổng cộng có 800 người, trong đó có 572 đến 616 thường dân và 184 đến 228 lính theo phe nổi dậy.

Khá nhiều người I-rắc thiệt mạng đã được chôn tại một sân bóng cũ của thành phố, sau này được biết đến với tên gọi Nghĩa trang Khổ hạnh (Matyrs" Cemetery).

Giải mã sự thật về Trận chiến Fallujah lần đầu

Dưới đây là 7 sự thật về trận chiến Fallujah lần đầu vừa được WTC cập nhật:

1. Việc sử dụng các Nhà thầu Quân sự tư nhân (PMC) được công chúng giám sát: Cụ thể, vào ngày 31/3/2004, bốn nhà thầu quân đội Blackwater đã bị phục kích, giết chết và cắt xẻo tại ngoại ô Fallujah.

Trước khi sự việc được công bố rộng rãi này, công chúng ít biết về các nhà thầu quân sự tư nhân của Mỹ và vai trò của họ trong Cuộc chiến chống khủng bố, cụ thể là ở I-rắc.

2. Đây là lần đầu tiên quân nổi dậy, chứ không phải những người trung thành với Saddam, được coi là kẻ thù chính của Lực lượng Liên minh.

Nói cách khác Chiến dịch Vigilant Resolve thu hút sự chú ý của lực lượng nổi dậy, đa dạng, chứ không phải là các phần tử trung thành với Saddam.

3. Trận Fallujah bỗng dưng “đôn” Abu Musab al-Zarqawi trở thành thủ lĩnh của al-Qaeda ở I-rắc.

7 điều chưa biết về Trận Fallujah đầu tiên

Abu Musab al-Zarqawi bỗng được đẩy lên thành thủ lĩnh của al-Qaeda nhờ cuộc chiến Fallujah.

4. Đây là cuộc chiến lớn nhất kể từ khi tuyên bố chấm dứt “các cuộc thù địch lớn” (major hostilities):

Vào ngày 1/5/2003, Tổng thống Bush có bài phát biểu trên tàu USS Abraham Lincoln, tuyên bố các hoạt động chiến đấu lớn tại I-rắc đã kết thúc.

Mặc dù tiếp tục có chiến tranh du kích, song Chiến dịch Vigilant Resolve lại là lần đầu tiên thuộc các hoạt động chiến đấu lớn diễn ra sau bài phát biểu nói trên.

5. Trận Fallujah khiến công chúng chú ý đến giả thuyết về một Tam giác Sunni: Khi trận chiến bắt đầu, thuật ngữ Tam giác Sunni (Sunni Triangle) được biết đến rộng rãi vì Fallujah chỉ là một trong một số thành phố được biết đến là thành trì của người Sunni, tất cả đều nằm trong khu vực tam giác của bản đồ phía Tây Bắc Baghdad.

6. Scout Snipers là yếu tố cốt lõi của chiến lược: Theo Global Security, các tay súng bắn tỉa của trinh sát đã đoạt trung bình 31 mạng người trong Chiến dịch Vigilant Resolve (cứ sau 3-4 giờ lại tiêu diệt 1).

7. Trong Trận chiến Fallujah, một trung đội trinh sát đã được trao Ngôi sao Bạc liên quan đến Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu.

Theo theo Military Times, bốn thành viên của trung đội hai của Đại đội Bravo, Tiểu đoàn Trinh sát số 1, Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 đã được trao tặng Ngôi sao Bạc - một kỷ lục chưa từng có bất kỳ đại đội hoặc trung đội nào khác trong Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

Morel và Trung sĩ Willie L. Copeland đều được tặng thưởng Huân chương Thập tự Hải quân vì sự anh dũng trong trận chiến.

Khắc Nam/Baodatviet

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast