Nga - Mỹ châm ngòi cuộc chiến tranh lạnh mới?

Nhiều nhà phân tích tin rằng, bắt đầu từ năm 2014, tình hình trên trường quốc tế có thể được mô tả như là một cuộc “chiến tranh lạnh” mới.

Điều này được xác nhận gián tiếp thông qua sự gia tăng mới trong ngân sách quân sự của các cường quốc hàng đầu thế giới. Nhiều người lo ngại, nhiều khả năng sẽ tái hiện cuộc chạy đua vũ trang.

nga my cham ngoi cuoc chien tranh lanh moi

Cuộc chạy đua vũ trang mới trở lại

Sau đây chúng ta tìm hiểu về các loại vũ khí mới và chúng đã trở nên nổi tiếng trong những ngày gần đây.

Vũ khí laser của Nga

Gần đây quân đội Nga đã tiếp nhận các mẫu riêng biệt vũ khí laser, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết. Ông đã lưu ý rằng, các loại vũ khí laser đã trở thành hiện thực và chúng dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.

“Đó không phải là điều gì kỳ lạ, không phải thí nghiệm hay mẫu thử nghiệm mà chúng tôi đã tiếp nhận những mẫu riêng biệt của vũ khí laser”, đại diện của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Nguyên tắc hoạt động của nó được dựa trên các quá trình và hiện tượng vật lý mới, chúng chưa được sử dụng trước đây trong một vũ khí thông thường (súng, dao) hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt (hạt nhân, hóa học, vi khuẩn). Các chuyên gia đã phân loại chúng thành vũ khí laser, siêu cao tần, chum tia, động lực học và các vũ khí khác.

Người Mỹ cũng sở hữu vũ khí laser

Các lực lượng hải quân của Hoa Kỳ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống laser HELMTT trong điều kiện chiến đấu mô phỏng. Trong thời gian tiến hành các thử nghiệm lần đầu tiên đã kết nối với mạng lưới điều khiển chiến dịch duy nhất của quân đội Mỹ.

Nhiệm vụ của vũ khí chiến đấu laser là phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu khác nhau, trong đó có chiếc máy bay không nguời lái nhỏ, đạn pháo và các loại bom mìn.

Công suất thử nghiệm vũ khí laser khoảng 10 kiloton. Còn lại các nội dung khác vẩn chưa được làm sáng tỏ. Trong năm 2014, quân đội Mỹ lần đầu tiên công bố cuộc tiến hành thử nghiệm súng laser LaWS bằng video. Sự kiện này của Hải quân Mỹ đã chứng minh rằng, các loại vũ khí laser có thể tiêu diệt các tàu thuyền đang chuyển động và máy bay không người lái.

Trong đoạn video có thể thấy rằng, khẩu súng này được điều khiển bởi bộ kiểm tra tương tự như một hộp phim (đoạn băng ghi ấm). Các phát bắn laser là không thể nhìn thấy bằng mắt.

nga my cham ngoi cuoc chien tranh lanh moi

Mãu vũ khí Laser trong cuộc thử nghiệm trên biển

Quân đội Mỹ tin rằng có thể sử dụng các hệ thống vũ khí chiến đấu bằng laser đầu tiên trong phòng thủ và tấn vào năm 2023.

Hải quân Mỹ sẽ được trang bị các loại vũ khí laser mới nhất, có khả năng tiêu diệt máy bay không người lái, các tàu chiến nhỏ và máy bay chiến đấu, cũng như để ngăn chặn các hệ thống điện tử của máy bay.

Dựa vào tính chính xác và tốc độ, cũng như chi phí của các loại vũ khí laser có thể trong tương lai gần chúng sẽ thay thế tên lửa..

Bomhạtnhânmới của Mỹ

Hoa Kỳ đã bắt đầu chuẩn bị công nghệ sản xuất bom hạt nhân chiến thuật mới B61-12.

Chương trình này đã được thực hiện trong bốn năm. Kế hoạch sản xuất hàng loạt của Mỹ sẽ bắt đầu vào năm 2020.

“Tại thời điểm này, B61 - là hệ thống với các thành phần chính đã lỗi thời trong kho vũ khí của Hoa Kỳ, chương trình nãy cho phép kéo dài hạn sự dụng thêm ít nhất 20 năm”, người đứng đầu cơ quan Frank Klotz cho biết.

B61-12 – là biến thể mới của bom hạt nhân chiến thuật B61 có điều khiển, phiên bản đầu tiên đưa vào phục vụ vào năm 1968.

Dự kiến việc sửa đổi lần thứ 12 sẽ thay thế các phiên bản hiện đang được biên chế trong lực lượng Không quân Mỹ: 3, 4, 7 và 10. Hệ thống điều khiển quán tính, được bổ sung tổ hợp điều khiển bánh lái ở đuôi. Bom sẽ nhận được đầu đạn hạt nhân chiến đấu, được cài đặt tương tự như trên B61-4 với công suất dự kiến khoảng 0.3, 1.5, 10 và 50 kiloton.

Sau năm 2020, những vũ khí này sẽ được triển khai ở châu Âu như một phần của việc thay thế các phiên bản trước của bom chiến thuật B61.

CâutrảlờicủaNga

Việc hiện đại hóa bom hạt nhân Mỹ B61 sẽ tăng khả năng chiến đấu của chúng, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề không phổ biến và kiểm soát vũ khí, ông Mikhail Ulyanov cho biết.

Ông lưu ý rằng, B61-12 sau khi cải tiến sẽ cho phép khôi phục vũ khí hạt nhân của Mỹ, được triển khai tại Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

“Bố trí các đầu đạn hạt nhân mới vào biên chế sẽ bắt đầu vào năm 2020. Đó cũng là lúc kết quả của việc hiện đại hóa loại bom này được chú ý”, ông Ulyanov cho biết.

Liên quan đến vấn đề này ông đã nêu ra hai quan điểm về hệ quả của việc hiện đại hóa bom hạt nhân B61.

“Một số chuyên gia Mỹ đã nhanh chóng gọi các đầu đạn mới hơn cả “đạo đức”. Nhưng việc sử dụng chúng sẽ gây nên những hậu quả vô cùng lớn bởi những đặc điểm tiêu tiệt mục tiêu (như độ chính xác cao) sẽ làm tăng sự cám dỗ để sử dụng chúng”, ông Ulyanov cho biết thêm.

Theo ông, Lầu Năm Góc đánh giá loại bom hạt nhân mới như là một vũ khí trên chiến trường không thể ngăn chặn.

Ngoài ra, việc khôi phục kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu được coi là một phần mở rộng lâu dài của việc thực hành “sứ mệnh hạt nhân chung” với NATO, trong khi đó các phi công của các quốc gia phi hạt nhân đang chuẩn bị cho việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ.

“Những nhiệm vụ này theo quan điểm của chúng tôi là sự vi phạm trắng trợn tinh thần của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Ulyanov cho biết.

Nga cũng đang tích cực phát triển các loại vũ khí của mình. Trong năm 2018 theo kế hoạch Nga sẽ tiếp nhận tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat, truyền thông phương Tây gọi chúng là vũ khí Doomsday.

Dự kiến, loại tên lửa này sẽ sử dụng nhiên liệu lỏng và thay thế tên lửa từ thời Liên Xô ICBM R-36M2 Voivod (NATO gọi chúng là Satan), đây là loại vũ khí lớn nhất hiện nay.

Các nguyên mẫu đầu tiên đã được chế tạo. Dự kiến bắt đầu tiến hành thử nghiệm trong năm nay. Nếu các cuộc thử nghiệm thành công, sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Sarmat và trong năm 2018 chúng sẽ chính thức phục vụ trong quân đội.

Theo cái tài liệu công bố đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, giống như tên lửa “Satan”, loại mà nó sẽ thay thế.

Loại tên lửa liên lục địa mới này sẽ sử dụng một phiên bản nâng cấp của động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng “Voyevoda”. Giai đoạn đầu tiên của tên lửa sẽ được trang bị bốn động cơ RD-274.

Sarmat sẽ nặng tối thiểu là 100 tấn và trọng lượng đầu đạn hạt nhân của nó là 10 tấn. Điều này có nghĩa rằng tên lửa sẽ tách 15 đầu đạn nhiệt hạch. Phạm vi hoạt động của Sarmat không nhỏ hơn 9 500 km. Khi xuất hiện chúng sẽ được biết đến là tên lửa lớn nhất trong lịch sử.

Giống như các loại tên lửa liên lục địa hiện đại khác chẳng hạn như Yars, Topol-M và Bulava, Sarmat được thiết kế rất đặc biệt cho phép chúng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó có thể được trang bị đầu đạn có tính linh hoạt cao để đánh chặn các mục tiêu phức tạp.

Ngoài ra, Nga còn có ý đinh trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa “Iskander” để chống lại các mối đẹ dọa từ phía Mỹ và NATO.

Cuộc chạy đua vũ trang của Nga và Mỹ sẽ đẩy thế giới vào một cuộc “chiến tranh lạnh” mới. Sự xuất hiện của hàng loạt vũ khí hiện đại với sức mạnh khủng khiếp có thể gây ra những mối đe dọa nguy hiểm cho cả thế giới.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast