Nga: Việt Nam ra sao khi Mỹ dỡ lệnh cấm vũ khí?

Chuyên gia Nga cho rằng, sau khi Mỹ dỡ lệnh cấm vũ khí sát thương, Việt Nam vẫn sẽ mua trang bị tác chiến chủ lực của nước này.

nga viet nam ra sao khi my do lenh cam vu khi

Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam là có mục đích

Trước ngưỡng chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố, Lầu Năm Góc tán thành tháo bỏ hạn chế về vũ khí với Việt Nam, đồng thời kêu Nhà Trắng dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận về bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về lực lượng vũ trang (Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện) - Thượng nghị sĩ John McCain, ông Ashton Carter nói rõ thêm rằng, động thái như vậy sẽ là bằng chứng cho việc thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai cựu thù Mỹ và Việt Nam.

Trước đó, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ bang Arizona là John McCain đã đe Trung Quốc, là Mỹ sẽ hành động quyết liệt trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Và các chuyên gia cho rằng, rất có thể sự “cởi trói” của Mỹ đối với Việt Nam là môt phần trong kế hoạch đối đầu với Trung Quốc.

Bình luận về vấn đề này, chuyên viên khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nhận xét rằng, thực ra, đề xuất mới của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không phải là điều gì đó mới mẻ, bởi ý tưởng đó đã được các quan chức quân sự và học giả Mỹ đề cập đến từ trước đây khá lâu.

Vị chuyên gia Nga cho rằng, ý định này của nhà cầm quyền Washington phù hợp với lợi ích của các ông trùm vũ khí nên nó luôn được sự ủng hộ của các đại diện tổ hợp quân sự-công nghiệp Mỹ, những nhân vật luôn luôn sẵn sàng bán mọi thứ cho bất cứ ai.

nga viet nam ra sao khi my do lenh cam vu khi

Chuyên gia Nga nhận định, Việt Nam sẽ không vội vã mua sắm ồ ạt vũ khí Mỹ

Hòa giọng với họ còn có hàng loạt chính trị gia Mỹ, đang âm thầm tính toán rằng, việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận sẽ khuyến khích Việt Nam đi tới điều chỉnh cấu trúc định hướng xã hội.

Trong khi kiên quyết phản bác những điều kiện đi kèm về việc cải cách chính trị - xã hội từ phía Mỹ, Việt Nam cũng tán thành khả năng dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận của Mỹ trong việc bán vũ khí, bởi nó phù hợp với cả lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ.

Việt Nam sẽ không thay đổi những vấn đề có tính nguyên tắc

Ông Grigory Lokshin nhận định rằng, tất cả các chuyến thăm gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ đều kèm theo đòi hỏi loại bỏ tất cả các hạn chế. Đối với Việt Nam đó là vấn đề nguyên tắc, quan điểm của người Việt Nam luôn nhất quán như vậy.

Người Việt Nam cho rằng, chừng nào giữa hai bên còn những hạn chế thì chừng đó chưa thể nói chuyện bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên, vị chuyên gia Nga cũng nhận định rằng, việc Washington xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không có nghĩa là Hà Nội sẽ ngay lập tức vội vàng mua các vũ khí sát thương của Mỹ.

Việt Nam luôn thận trọng với những điều kiện đi kèm của Mỹ để bảo lưu những vấn đề mang tính nguyên tắc của họ như là giữ vững định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

nga viet nam ra sao khi my do lenh cam vu khi

Chuyên gia Nga nhận định, Việt Nam sẽ không thay đổi những vấn đề mang tính nguyên tắc

Một ví dụ điển hình là ngay cả như hồi cuối năm 2015, sau khi diễn ra động tác nới lỏng lệnh cấm vận, vẫn không hề ghi nhận một thương vụ mua sắm vũ khí Mỹ nào của Việt Nam được chính thức thừa nhận, trong khi báo chí Mỹ có rất nhiều lời đồn thổi.

Ông Lokshin nhận định rằng, kể cả lệnh cấm vận vũ khí sát thương được gỡ bỏ ngay lúc này thì cũng sẽ không thể có bất kỳ thay đổi lớn nào trong chính sách mà Việt Nam đang thi hành, trong quan hệ với Hoa Kỳ.

Trong trường hợp vì lợi ích kiềm chế Trung Quốc mà Hoa Kỳ thực tâm dành sự giúp đỡ công nghệ, mở thị trường, thì chắc chắn là Việt Nam sẽ sẵn sàng “cảm ơn” và sử dụng. Nhưng Hà Nội sẽ không bao giờ nhượng bộ trong những vấn đề cốt lõi.

Vị chuyên gia Nga khuyên Washington không nên trông đợi một liên minh quân sự nào với Hà Nội, mà cần hiểu chủ trương nguyên tắc "ba không" của Việt Nam. Đó là: Không căn cứ quân sự nước ngoài, không tham gia các khối quân sự và không liên minh với nước nào nhằm chống lại bên thứ ba.

Việt Nam vẫn sẽ mua sắm vũ khí sát thương của Nga?

Nhà khoa học chính trị Grigory Lokshin dự đoán rằng, Mỹ rất khó chen chân vào thị trường vũ khí sát thương của Việt Nam. Một phần nguyên nhân đến từ những vấn đề trên, một phần là do Việt Nam có một đối tác hữu nghị lâu đời là Liên Xô/Nga.

Nga là một đối tác truyền thống về hợp tác quân sự-kỹ thuật của Việt Nam. Trong trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam, 90% là vũ khí Nga, đặc biệt là các vũ khí tác chiến quan trọng đều là của Liên Xô/Nga.

Thực chứng hiệu quả cao của vũ khí Liên Xô thể hiện ở Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược Mỹ, cũng như trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria khiến trong tương lai, Việt Nam vẫn sẽ giữ nguyên định hướng mua sắm vũ khí chiến đấu của Nga.

Việt Nam đang tiếp tục nhận lô hàng máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo thế hệ mới do Nga cung cấp. Trung tuần tháng 4 vừa qua, nhà máy đóng tàu Ba Son đã hạ thủy tiếp 2 trong số 10 tàu tên lửa Project 1241.8, lớp Molnya, được đóng theo giấy phép của Nga.

Và mới đây, Nga cũng làm lễ hạ thủy khu trục hạm chiến đấu "Gepard" thứ ba do Nga chế tạo theo đơn đặt hàng của hải quân Việt Nam, chiếc thứ tư cũng cách thời điểm tiến hành hạ thủy không xa.

Việt Nam đã bày tỏ mong muốn đặt hàng ở Nga thêm cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba. Trong đó đáng chú ý là những tàu hộ vệ mới sẽ được trang bị phiên bản xuất khẩu của tên lửa Kalibr (Klub) có phạm vi tác chiến lên đến 2500km, như đã chứng tỏ trong các sự kiện ở Syria.

Vệt Nam còn đang hợp tác chế tạo phiên bản nội địa KCT-15 của tên lửa hành trình chống hạm cận âm Kh-35E, theo giấy phép của Nga. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cao rất nhanh nền tảng công nghệ quốc phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.

Với những kết quả hợp tác thiết thực và vô điều kiện trong thời gian qua, có thể nhận định rằng, Việt Nam vẫn tiếp tục mua sắm vũ khí chủ lực của Nga, đồng thời thận trọng tiếp cận các trang bị quân sự phương Tây, có thể mua sắm trước một số trang bị bảo đảm.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast