Cần tăng cường theo dõi và đốc thúc tiến độ các dự án lớn

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vừa chủ trì buổi làm việc với Sở Công thương Hà Tĩnh về kết quả hoạt động năm 2010 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Thiều Đình Duy và các Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh: Trần Minh Kỳ, Lê Đình Sơn và Nguyễn Nhật.

Năm 2010, ngành Công thương đối mặt với nhiều khó khăn: sản lượng điện thiếu, giá cả thị trường có nhiều biến động, cơ sở hạ tầng bị hư hại sau lũ… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng toàn ngành vẫn đạt khá. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.077 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch và tăng 15,2% so với năm 2009. Hoạt động CN - TTCN tăng mạnh ở khu vực ngoài quốc doanh. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tăng trưởng khá cao, đạt 14.627 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Thị trường cung cầu hàng hoá có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi, giảm giá nên thu hút được khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 59,2 triệu USD, bằng 107% KH. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là thị trường truyền thống, bao gồm các mặt hàng: dăm gỗ, thuỷ hải sản, nông sản, chè và VLXD. Kim ngạch nhập khẩu đạt 67 triệu USD.

Hàng hóa bán lẻ ngày càng tăng nhờ doanh nghiệp có nhiều hình thức khuyến mãi, giảm giá

Hàng hóa bán lẻ ngày càng tăng nhờ doanh nghiệp có nhiều hình thức khuyến mãi, giảm giá

Năm 2011, ngành phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.486 tỷ đồng; tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 25,6% so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD, nhập khẩu đạt 80 triệu USD.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự ghi nhận những thành tựu mà ngành Công thương Hà Tĩnh đạt được trong năm qua. Tuy vậy, sự phát triển của ngành vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là trong công tác chỉ đạo, quản lý tài nguyên; hoạt động TTCN và làng nghề đang có dấu hiệu bị mai một và chưa xây dựng được mô hình TM - DV đúng tầm.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự nhấn mạnh, để khắc phục những khó khăn, hạn chế, thời gian tới, ngành Công thương Hà Tĩnh cần đề ra chiến lược nhằm thúc chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, lao động theo hướng công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ. Theo đó, ngành cần tăng cường theo dõi và đốc thúc tiến độ các dự án lớn; có phương án gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, nhằm thúc đẩy công nghiệp địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng chợ đầu mối và phát triển các loại hình TM - DV theo hướng chất lượng cao; quan tâm chất lượng trong việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast