Chuyện xây dựng NTM ở Sơn Tây

Trong nhiều năm qua Sơn Tây (huyện Hương Sơn) đã nổ lực tiến công cuộc cách mạng "xoá đói giảm nghèo". Những thành quả mà Sơn Tây đạt đuợc xuất phát từ sự chỉ đạo đúng đắn của cấp uỷ chính quyền địa phương. Bài học thành công bắt nguồn từ sự dân chủ, công bằng và tính sáng tạo nhân dân

Chè Tây Sơn. Ảnh: Đậu Bình
Chè Tây Sơn. Ảnh: Đậu Bình

Phát triển hạ tầng làm đòn bẩy cho kinh tế

Sơn Tây là một xã miền núi của huyện Hương Sơn, có diện tích tự nhiên hơn 12.995 ha gồm 14 đơn vị xóm, với dân số 9500 nhân khẩu, 2266 hộ. Đây là địa phương sớm thích ứng với cơ chế thị trường và kinh tế phất triển khá toàn diện nhờ người dân sớm có ý thức xây dựng giao thông nông thôn.

Ông Phan Văn Vĩ - Chủ tịch UBND xã Sơn Tây cho biết : "Không có cơ sở hạ tầng bền vững thì không thể phát triển sản xuất. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy nền kinh tế văn hoá của địa phương phát triển. Đây chính là nội dung quan trọng được Sơn Tây dày công thuyết phục và vận động để nhân dân nhận thức ra vấn đề " .

"Biến không thành có, biến khó thành dễ", qua nhiều năm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, Sơn Tây đã từng bước thành công trong làm giao thông nông thôn, cứng hóa kênh mương nội đồng, xây dựng trường học, trạm y tế xã - Đặc biệt là mạng lưới điện nông thôn. Những thành quả này là kết tinh sức mạnh tổng hợp : Nhà nước và sức dân. Một kinh nghiệm mà cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương này cho hay: Mọi việc làm đều xuất phát từ lợi ích của dân. Cách làm ở đây dù nhỏ hay lớn đều được đưa ra bàn bạc dân chủ, khi được dân biết, dân bàn mọi việc đồng thuận xã triển khai các kế hoạch, nội dung cụ thể. Nhiệm vụ của cán bộ khi dân chưa hiểu phải kiên trì thuyết phục cho họ hiểu. Để tránh được bệnh quan liêu và không chạy đua theo phong trào, Sơn Tây phải làm bằng lợi ích lâu dài bền vững, do vậy từ cấp xã đến thôn trưởng phải hiểu được hoàn cảnh từng nhà để đề ra từng chương trình hành động, mức huy động đóng góp từng gia đình khi thực hiện các chương trình hạ tầng cơ sở. Một sự khởi đầu tạo nên niềm tin cho mỗi người dân khi chương trình giao thông đã thực sự làm Sơn Tây thay đổi hẳn diện mạo.

Cam bù Hương Sơn. Ảnh: Đậu Bình
Cam bù Hương Sơn. Ảnh: Đậu Bình

Trước đây Sơn Tây là một xã "tháng tám lo mưa dầm lở đất, tháng năm lo bụi đỏ " để lại những đoạn đường ổ trâu, ổ voi truyền kiếp. Vậy mà bây giờ trở về Sơn Tây nhiều người xa quê hết sức ngỡ ngàng khi cách mạng giao thông đã làm thay đổi một cục diện nông thôn mới, nhìn vào đâu cũng thấy " bê tông hoá "và "nhựa hoá" xóm thôn. Đường bê tông tiến vào tận nhà, tận ngõ.. đường bê tông vươn ra những đồng lúa, trường học suốt ngày rộn rã người và xe. Đến năm 2011 toàn xã đã làm được 3,8 km đường bê tông trị giá hơn 1,8 tỷ đồng. Cùng với bê tông hoá nối thôn này sang xóm khác, Sơn Tây năm qua đã phát tuyến hơn 31 km, đào rãnh dọc ngang, đắp lề nâng cao mặt đường 20 km. Khối lượng đào dắp 10.905 m3. Lắp đặt cống qua đường 27 cái. Ngoài nội lực huy động nhân dân đóng góp, xã Sơn Tây còn được hưởng lợi nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng từ dự án Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.

Chương trình giao thông hoá đã đưa xã Sơn Tây thành một mẫu hình đẹp của toàn huyện Hương Sơn. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, ngăn chặn sự sạt lở trong mưa bão. Ngoài tiếp tục thực hiện chương trình kênh mương hoá nội đồng, thời gian qua chính quyền xã đã huy động bà con nhân dân tu sửa các tuyến kênh mương bị bồi lấp, sạt lở phục vụ sản xuất. Nạo vét kênh mương 18,5km, đào dắp 1683 m3 đất, đá.

Hầu hết các thôn xóm xã Sơn Tây đều xây dựng hội quán khang trang, đủ tiện nghi cho bà con tham gia sinh hoạt. Từ khi xây dựng hội quán tình làng nghĩa xóm càng thêm đầm ấm, mọi thông tin chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước đều đến với dân kịp thời. Đặc biệt Trạm y tế xã Sơn Tây đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Với một đội ngũ nhân viên được đào tạo qua trường lớp chính quy và nhiệt tình, thời gian qua trạm đã tiếp nhận 6898 lượt người đến khám và chữa bệnh (trong đó điều trị tại trạm là 1030 lượt người). Trạm đã tổ chức khám sức khoẻ cho phụ nữ , thực hiện các biện pháp KHHGĐ miễn phí , tổ chức tiêm chủng phòng dịch cho trẻ em đạt kết quả cao.

Dân thoát nghèo nhờ chăn nuôi và trồng trọt

Với một nền kinh tế thuần nông xã Sơn Tây tập trung chỉ đạo " Phát triển nông nghiệp và chăn nuôi tạo nên năng suất và sản lượng cao. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất được hàng hoá từ nông nghiệp , khuyến khích đổi mới trong làm ăn phù hợp với cơ chế thị trường và luật pháp nhà nước. Nông nghiệp tạo đà cho tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ ". Đây là tiêu chí mà Đảng bộ Sơn Tây đề ra.

Để nâng cao năng lực sản xuất, Sơn Tây đã tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn thay đổi những bộ lúa mới có năng suất cao thích ứng với điều kiện canh tác cho từng chủ hộ nông dân. Nhờ hoàn thiện dần được hệ thống giao thông thuỷ lợi cùng với thiên thời địa lợi nên tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Một cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Sơn Tây cho biết : " Tính đến năm 2010 này cả xã Sơn Tây không còn hộ đói . Đây chính là thành quả của nhiều năm đổi mới và phát huy mọi năng lực sản xuất của dân. Số hộ nghèo thì đang còn khoảng 18%.

Nuôi hươu - thế mạnh kinh tế đặc thù của Hương Sơn. Ảnh: Minh Lý
Nuôi hươu - thế mạnh kinh tế đặc thù của Hương Sơn. Ảnh: Minh Lý

Nhưng đối với nhân dân Sơn Tây muốn xoá đói giảm nghèo không còn đường nào khác là phát huy thế mạnh truyền thống đó là: " Chăn nuôi phải gắn liền với trồng trọt" . Xã Sơn Tây có một đặc điểm riêng là nông dân rất chịu khó làm lụng và có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc gia cầm kể cả nuôi nhốt tại chuồng và nuôi thả ngoài đồng bãi. Tập quán và địa lý thuận lợi nhất ở đây là nuôi gà, lợn và trâu, bò, hươu dê, thỏ, nhím, ong. Các vật nuôi Sơn Tây đứng chất lượng hàng đầu của cả nước về gia súc gia cầm. Người Sơn Tây luôn luôn có đạo đức trong chăn nuôi, chú trọng bằng chất lượng không chạy theo số lượng. Giữ chử tín với người tiêu dùng bằng thức ăn truyền thống. Chống triệt để những thức ăn gây hại cho động vật và gây nguy hiểm cho người. Chính vì lẽ đó mà từ trâu , bò, hươu, lợn gà, dê đều được hoà vào dòng chảy thị trường " êm chèo mát mái ". Hiện nay toàn xã có hơn 23.426 con gia súc( trong đó trâu bò 1650 con, hươu 1102 con, dê 134 con. Gia cầm 19.859 con, ngoài ra có 212 tổ ong và một đàn nhím 50 con. Nhiều người chăn nuôi khá có thu nhập cao, chính là khi biết lấy trồng trọt như ngô, sắn, khoai lang để bổ sung cho nguồn sinh dinh dưỡng gia súc gia cầm. Họ đã biết tận dụng đất bờ vùng vùng đất bãi khai khẩn tận dụng đất ven suối để tạo nguồn thức ăn rau, lá, củ cho gia súc gia cầm. Cùng với nội lực của người dân là cơ chính thông thoáng của nhà nước về vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo. Nhiều gia đình đã xây được nhà cửa khang trang và sắm được các tiện nghi thông dụng trong đời sống hàng ngày.

Mùa hái chè. Ảnh: Đậu Bình
Mùa hái chè. Ảnh: Đậu Bình

Do năng suất và sản lượng lương thực thấp nên Sơn Tây phải mở thêm hướng làm kinh tế lâm nghiệp kết hợp với dịch vụ thương mại. Người dân Sơn Tây vừa là nhiệm vụ bảo vệ rừng vừa tham gia phát triển vốn rừng, Xã đã tranh thủ nguồn hỗ trợ của dự án 147 và huy động sức dân trồng được gần 160 ha rừng chủ yếu là keo lai phát triển tốt. Thời gian qua có 80 ha rừng đã thu hoạch đạt 1,5 tỷ đồng.

Nhờ kinh tế thị trường và nằm trong địa bàn thuận lợi cho giao lưu buôn bán nên nhiều hộ kinh doanh ở Sơn Tây làm ăn khá, một số dẫ trở nên giàu có. Hiện nay Sơn Tây có 300 hộ kinh doanh lớn nhỏ trong đó có 1 khách sạn, 10 doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, hơn 100 phương tiện vận tải hoạt động giao thương hàng hoá Việt - Lào.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast