HIệu quả từ chương trình 135 ở Hương Khê

10 năm qua, nhờ nguồn vốn từ Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135), các xã vùng sâu vùng xa ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được đầu tư trên 100 công trình kiên cố với số vốn hơn xấp xỷ 100 tỷ đồng. Đến nay, trên 95% công trình đã đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho những bước phát triển mới của các địa phương.

Những xã được hưởng lợi từ chương trình 135 ở Hương Khê gồm: Phương Mỹ, Hà Linh, Phương Điền, Hòa Hải, Hương Trạch, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Đô và Hương Vĩnh. Những năm trước đây, do địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng phục phụ cho sinh hoạt, sản xuất còn quá bất cập nên tình hình sản xuất, kinh doanh, giao lưu buôn bán với bên ngoài cũng như đời sống nhân của dân nơi đây còn gặp phảt rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói có lúc chiếm hơn 27, 28%. Đặc biệt, các xã: Hương Lâm, Hương Liên số hộ nghèo đói có lúc thường trực trên 50%…

Các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ đường vào trung tâm xã Hương Trạch (Hương Khê)
Các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ đường vào trung tâm xã Hương Trạch (Hương Khê)

5 năm lại nay, được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước theo chương trình 135, những xã trên đã được xây dựng nhiều công trình thủy lợi, hệ thông giao thông nông thôn, hệ thông điện lưới quốc gia, trường học các cấp, trạm ytế… góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Từ năm 2006 trở lại nay, các xã hưởng lợi từ chương trình 135 ở Hương Khê được đầu tư xây dựng trên 100 công trình với tổng số vốn xấp xỉ 100 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống điện lưới quốc gia có 5 trạm biến áp, 65,77 km đường dây 04KV. Về giao thông, thủy lợi, chương trình đã xây dựng được 4 cầu, 20 cống thoát nước, gần 10 km đường bê tông và đường cấp phối liên thôn, liên xã, 6 hồ đập nhỏ và vừa. Về hệ thống trạm y tế cơ sở và trường học các cấp, chương trình cũng đã đầu tư được 6 trường học kiên cố, 23 nhà mẫu giáo và văn phòng làm việc của giáo viên. Đến nay, gần 100% công trình trên cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

Về Hà Linh hôm nay, những đổi thay đã làm chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Trước đây, hơn 2/3 đất canh tác của xã là đất trống, đồi núi trọc, bên cạnh đó, các hệ thống thủy lợi, điện, đường, trường trạm của Hà Linh hầu như chẳng có gì. Mùa màng thất bát, đất đai cằn cỗi, thời tiết, thiên tai khắc nghiệt, đời sống của nhân dân rất khó khăn, tỷ lệ đói ngèo của xã có lúc chiếm tới 50 đến 55%… Từ năm 2008 đến nay, Hà Linh đã được Nhà nước đầu tư nhiều công trình giao thông thủ lợi, trường học… theo chương trình 135. Nhờ đó, kinh tế xã hội của xã đã được đổi mới đi lên và phát triển khá vững chắc. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn chưa đầy 20% (theo tiêu chí mới). Đặc biệt, trên toàn xã đã có nhiều mô hình kinh tế trang trại, mô hình phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm điểu hình môi năm cho thu nhập trên 30 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tết của Hà Linh trong những năm gần đây bình quân đạt từ 12 đến 13%.

Những năm qua, từ chương trình 135, xã Hương Trạch đã được đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông hủy lợi, trường học, trạm xá, quy hoạch trung tâm cụm xã… Theo đó, bộ mặt KT - XH của xã miền núi nghèo Hương Trạch đã có nhiều khởi sắc. Xã đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, tỷ lệ ngèo đói ở Hương Trạch chỉ còn chưa đầy 20% (năm 2000 là 43, 6%). Nói về tính hiệu quả của chương trình 135 nơi đây, ông Trần Thanh Hòa, cán bộ hưu trí xóm 9, xã Hương Trạch tâm sự: “Nếu không có chương trình, mà cứ trông chờ vào nội lực thì một xã miền núi nghèo như Hương Trạch biết đến bao giờ mới tự đầu tư được các công trình thủy lợi, đường liên thôn liên xã, hệ thống điện lưới quốc gia… hiện đại như hôm nay! Có thể nói, chương trình 135 ở Hương Trạch thời gian qua như một cánh tay đắc lực giúp cho biết bao gia đình cơ hội thóat nghèo và đổi mới đi lên.”

Với sự đầu tư từ chương trình 135, các xã vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của Hương Khê đã có bước chuyển mình quan trọng về KT - XH. Đó là những tiền đề cơ bản, là lực đẩy để các xã trên bứt phá, dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa đồng bằng với miền núi.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast