Kinh tế trang trại - hướng thoát nghèo của người dân Sơn Thọ

Biết khơi dậy tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại là hướng đi mới của người dân Sơn Thọ (Vũ Quang – Hà Tĩnh), tạo nền tảng vững chắc trên con đường thoát nghèo cho người dân miền sơn cước.

Giàu lên nhờ trồng cây ăn quả.

Từ trung tâm xã, vất vả lắm chúng tôi mới vượt qua được quãng đường dài hơn 10km đến trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Sơn ở xóm 7. Anh Sơn cho biết: Trang trại này là thành quả sau hơn 7 năm vợ chồng anh bắt tay vào khai hoang. Ngày đầu tuy vất vả, lam lũ nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, được Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng nên những khó khăn rồi cũng qua đi. Mảnh đất cằn đá sỏi năm xưa nay đã sinh lời.

Trang trại trồng cây ăn quả của anh Nguyễn Văn Sơn (xóm 7, Sơn Thọ) mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Trang trại trồng cây ăn quả của anh Nguyễn Văn Sơn (xóm 7, Sơn Thọ) mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Với diện tích vườn đồi rộng khoảng 10ha, anh Sơn trồng gần 7 trăm gốc cam chanh, cam bù Hương Sơn, quýt đường, quýt xốp. Năm 2008, gia đình anh đã bán được 7 tấn cam, thu lãi trên 100 triệu đồng.

Anh Sơn cho biết: Năm nay mặc dù thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài và sâu bệnh xuất hiện nhiều hơn so với những năm trước, nhưng nhờ nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên tỷ lệ đậu quả vẫn rất cao. Nếu từ nay đến cuối năm thời tiết thuận lợi hơn và vào

Sơn Thọ hiện có trên 100 gia trại, trang trại cho thu nhập mỗi năm từ 20 đến trên 50 triệu đồng, đặc biệt có gần 10 trang trại trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi kết hợp cho thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng. Nhiều mô hình mới được đầu tư phát triển đang hứa hẹn một nguồn thu nhập lớn trong nay mai.

cuối vụ giá thị trường ổn định, trang trại của anh Sơn dự tính cho thu hoạch không dưới 10 tấn quả.

Tạo mũi đột phá từ cây chè

Năm 2002, cây chè công nghiệp LDP2 chính thức được đưa về gieo trồng trên đất Sơn Thọ. Chủ trương này được đông đảo nhân dân đón nhận.

Chúng tôi đến thăm mô hình trồng chè của gia đình anh Nguyễn Đình Sơn - chị Trần Thị Thảo ở xóm 7. Anh Sơn cho biết: Ngày đầu bắt tay vào trồng chè, vợ chồng anh gặp không ít khó khăn, vừa thiếu vốn, giống chè LDP2 lại là giống mới nên còn nhiều ngỡ ngàng. Bằng quyết tâm của mình và sự hỗ trợ đầu tư của cấp trên về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực, anh đã quy hoạch hơn 1ha vườn đồi trồng gần 2 vạn bầu giống. Năm 2008, vườn chè gia đình anh thu hoạch trên 7 tấn chè búp tươi, thu lãi 30 triệu đồng.

Năm nay giá thị trường tuy không được ổn định nhưng vụ chè xuân hè vừa qua, gia đình anh Sơn cũng đã thu về trên 20 triệu đồng. Hiện nay, diện tích chè công nghiệp LDP2 đang được nhân rộng, tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế, XĐGN ở Sơn Thọ.

Vườn chè gia đình chị Trần Thị Thảo (xóm 7, Sơn Thọ) cho thu nhập cao.
Vườn chè gia đình chị Trần Thị Thảo (xóm 7, Sơn Thọ) cho thu nhập cao.

Trang trại - hướng làm giàu bền vững.

Ông Nguyễn Khắc Hội - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Thọ, cho biết: Toàn xã Sơn Thọ hiện có gần 40ha cây ăn quả, chủ yếu là các loại cây cho năng suất, chất lượng cao như cam chanh, cam bù Hương Sơn, quýt đường, quýt xốp, năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha/năm. Riêng năm 2008, nhân dân Sơn Thọ thu nhập trên 2 tỷ đồng từ cây ăn quả.

Về cây chè công nghiệp LDP2, đến nay Sơn Thọ có 33 ha đang trong thời kỳ thu hoạch, năng suất bình quân đạt 25, 2 tạ/ha. Để kinh tế vườn rừng phát triển thực sự bền vững, xã đã tạo điều kiện cho nhân dân vay trên 13 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân hàng và các chương trình dự án, đồng thời phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Ngoài ra, người dân Sơn Thọ còn trồng được hàng trăm héc-ta cây keo lai, dó trầm, phát triển trên 15.000 con gia súc, gia cầm, gần 400 đàn ong lấy mật và khai thác hiệu quả trên 10ha ao hồ, mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast