Mong manh đê biển Cương Gián

Trong thời gian gần đây, hàng trăm hộ gia đình ở thôn Sông Nam xã Cương Gián ( Nghi Xuân) luôn phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu. Tai họa có thể giáng xuống đầu họ bất cứ lúc nào bởi tuyến đê biển bảo vệ sự sống hàng ngày của họ bị xuống cấp nghiêm trọng

Thôn Sông Nam nằm phía tả mạn lạch Động Kèn, cuối xã Cương Gián, cả thôn có 130 hộ gia đình với hơn 600 nhân khẩu, cuộc sống của đa phần người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù cật lực làm lụng quanh năm nhưng đời sống của bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn do đất đai bạc màu lại bị nhiễm mặn.

Từ bao đời nay cuộc sống của người dân nơi đây được tuyến đê biển dài hơn 2 km bảo vệ, che chắn, tuy nhiên do thường xuyên phải oằn mình chống đỡ sự tàn phá của thiên nhiên lại không được gia cố, tuyến đê vốn yếu lại mong manh, bị sóng gió xâm thực nặng nề nên đang bị băm nát từng ngày

Tuyến đê bị băm nát tả tơi

Tuyến đê bị băm nát tả tơi

Theo các cụ cao niên trong làng Động Gián, tuyến đê biển phía tả mạn lạch Động Kèn được xây dựng từ thời vua Bảo Đại, trải qua năm tháng, con đê trở thành lá chắn che chở triều cường, bão tố cho người dân. Cơn bão số 9 năm 1990 đã san bằng con đê, đến năm 1994 với sự trợ giúp của Vương quốc Bỉ, hơn 2 km chiều dài tuyến đê được xây dựng trên vị trí cũ. Nhờ đó cuộc sống của bà con nông dân cùng 35 ha đất canh tác được đảm bảo an toàn

Những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ trước phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh ta, nhận thấy ưu thế của vùng đồng Hói phía trong đê biển phù hợp với điều kiện nuôi tôm nên xã Cương Gián đã đầu tư, cải tạo hơn 8 ha làm diện tích nuôi tôm, đến năm 2003 thì số diện tích trên được ông Lê Văn Chữ (Thanh Hóa) thuê lại. Bản hợp đồng kinh tế ghi rõ, ngoài việc nộp tiền vào ngân sách hàng năm cho UBND xã, bên B phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng tuyến đê ngăn mặn phía đông của hồ nuôi tôm. Tuy nhiên do không hiểu được sự đỏng đảnh của con tôm nên chỉ sau hai năm sau đồng tôm của ông Chữ làm ăn không hiệu quả nên đồng tôm không được chăm lo nữa và vì thế công tác bão dưỡng, gia cố đê hàng năm cũng bị bỏ mặc.

Trước sự xuống cấp nghiêm trọng của tuyến đê, người dân thôn Song Nam đã đề nghị chính quyền xã Cương Gián thu hồi lại số diện tích cho ông Chữ thuê và tiến hành tu bổ, nâng cấp tuyến đê nhưng do biện pháp thủ công lại tiến hành theo kiểu chắp vá, nhỏ lẽ nên số lượng đất đá được đào đắp hàng năm chẳng đáng bao vì thế tuyến đê cư phải oằn mình chịu sự tàn phá của thiên nhiên.

Hễ có mưa to các rãnh nước như thế này được hình thành khiến thân đê bị bào mòn, chia cắt

Hễ có mưa to các rãnh nước như thế này được hình thành khiến thân đê bị bào mòn, chia cắt

Được ông Phan Bá Lực – thôn trưởng thôn Song Nam dẫn đi một vòng quanh tuyến đê, chúng tôi thực sự lo ngại bởi sự mong manh của tuyến đê. Các hố sâu khoét vào thân làm hở ra nhiều hàm ếch, vai đê bị đào sâu long lổ, lớp đá phủ bề ngoài mặt đê bị nước cuốn trôi từng mảng nên các vũng cát cứ lún sâu dần. Mặt khác, tuyến đê này được đắp bằng đất cát nên hễ trờ mưa thì mặt đê bị bào mòn, rãnh chảy của nước tạo thành những vết cắt ăn sâu, khiến tuyến đê bị bào mòn và chia cắt. Thêm vào đó, tốc độ và hướng dòng chảy của lạch Động Kèn luôn luôn thay đổi, giao động nên sức tàn phá đối với tuyến đê rất nặng nề.

Được biết cơn bão số 3 vừa rồi, mặc dù chưa có lệnh di dời dân nhưng nhiều hộ giia đình ở đây, đặc biệt là các cụ già neo đơn phải di dời đi nơi khác để tránh bão. Tuyến đê biển giờ đây không còn là chỗ dựa an toàn cho người dân thôn Song Nam nữa. Theo ông Lực thì cứ đà này, tuyến đê biển khó mà đứng vững được qua mùa mưa bão năm nay.

Khi được hỏi về sự xuống cấp của tuyến đê, chủ tịch xã Cương Gián – Hoàng Đình Hùng cho rằng, xã cũng đã biết tình trạng xuống cấp của tuyến đê, chính quyền đã nhiều làn đề nghị ông Chữ trả lại diện tích nuôi tôm đã thuê để xã có biện pháp xư lý phù hợp, nhưng sau nhiều lần đề nghị ông Chữ vẫn không có mặt, và xã cũng đã lập dự án đang chờ kinh phí để xây dựng lại tuyến đê, tuy nhiên khi được chúng tôi mô tả lại tình trạng xuống cấp cho ông chủ tịch xã và đặt ra câu hỏi trước mắt xã đã có phương án bảo vệ kịp thời nào cho con đê chưa thì ông Hùng cho rằng cái gì cũng cần có thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là thiên tai sẽ chờ đến thời điểm xã lập xong dự án để xin kinh phí và xây dựng thì bão mới đổ bộ vào. Trong khi thiên tai ngày càng diễn biến khó lường, tuyến đê bị xuồng cấp nghiêm trọng và người dân thì thấp thỏm lo âu, nên chăng cần có các giải pháp cần thiết, kịp thời để đối phó với mùa mưa bão sắp tới.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast