Xót xa làng biển

Huyện duyên hải Lộc Hà (Hà Tĩnh) có chiều dài bờ biển gần 13km. Cơn bão số 9 tuy không đổ bộ trực tiếp vào Hà Tĩnh nhưng những dư chấn của nó gây mưa to và triều cường dọc tuyến biển cũng đủ làm cho người dân nghèo ở huyện duyên hải Lộc Hà rơi nước mắt…

Mặc dù đã có phương án đối phó khá chu đáo nhưng do cơn bão số 9 diễn biến phức tạp, địa bàn dân cư chủ yếu phân bố dọc tuyến biển nên huyện Lộc Hà không tránh khỏi những thiệt hại lớn về tài sản. Thống kê ban đầu ước tính tổng thiệt hại của huyện hơn 15 tỷ đồng. Với một huyện nghèo vừa mới thành lập đang trong giai đoạn kiến thiết ban đầu như Lộc Hà, đây quả là một con số thiệt hại không nhỏ.

Bãi biển Xuân Hải – một trong những “mũi nhọn” du lịch dịch vụ của Lộc Hà. Bãi biển này đã được huyện Lộc Hà đầu tư làm mới hệ thống đường bê tông ven biển hơn 1,5km và chỉnh trang khu dịch vụ, hệ thống nhà hàng phục vụ du khách. Sau khi bão số 9 đi qua, nơi đây chỉ còn lại… một đống gạch vụn và bê tông vỡ. Dọc tuyến biển này, triều cường xâm thực có đoạn rộng hơn 200m...
Bãi biển Xuân Hải – một trong những “mũi nhọn” du lịch dịch vụ của Lộc Hà. Bãi biển này đã được huyện Lộc Hà đầu tư làm mới hệ thống đường bê tông ven biển hơn 1,5km và chỉnh trang khu dịch vụ, hệ thống nhà hàng phục vụ du khách. Sau khi bão số 9 đi qua, nơi đây chỉ còn lại… một đống gạch vụn và bê tông vỡ. Dọc tuyến biển này, triều cường xâm thực có đoạn rộng hơn 200m...
Bãi biển Xuân Hải – một trong những “mũi nhọn” du lịch dịch vụ của Lộc Hà. Bãi biển này đã được huyện Lộc Hà đầu tư làm mới hệ thống đường bê tông ven biển hơn 1,5km và chỉnh trang khu dịch vụ, hệ thống nhà hàng phục vụ du khách. Sau khi bão số 9 đi qua, nơi đây chỉ còn lại… một đống gạch vụn và bê tông vỡ. Dọc tuyến biển này, triều cường xâm thực có đoạn rộng hơn 200m...
Bãi biển Xuân Hải – một trong những “mũi nhọn” du lịch dịch vụ của Lộc Hà. Bãi biển này đã được huyện Lộc Hà đầu tư làm mới hệ thống đường bê tông ven biển hơn 1,5km và chỉnh trang khu dịch vụ, hệ thống nhà hàng phục vụ du khách. Sau khi bão số 9 đi qua, nơi đây chỉ còn lại… một đống gạch vụn và bê tông vỡ. Dọc tuyến biển này, triều cường xâm thực có đoạn rộng hơn 200m...

Ông Phan Văn Dương - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, cho biết: Lộc Hà có 2/3 số dân sống bằng nghề biển. Nhờ có sự chuẩn bị ứng phó chu đáo nên huyện không xẩy ra thiệt hại về người. Tuy nhiên, do sóng biển dâng cao kết hợp triều cường gây nên nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất.

Anh Trần Văn Minh - chủ nhà hàng Anh Đức (bãi biển Xuân Hải), ngậm ngùi: “Nhà hàng này tui mua lại của một chủ hộ 70 triệu đồng và vay Ngân hàng CSXH 50 triệu đầu tư cải tạo hệ thống dịch vụ. Mới chỉ khai thác được một mùa du lịch, lời lãi chưa được là bao, nợ ngân hàng vẫn chưa trả hết nhưng sau bão số 9 nhà hàng bị đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại như thế này đây...”.
Anh Trần Văn Minh - chủ nhà hàng Anh Đức (bãi biển Xuân Hải), ngậm ngùi: “Nhà hàng này tui mua lại của một chủ hộ 70 triệu đồng và vay Ngân hàng CSXH 50 triệu đầu tư cải tạo hệ thống dịch vụ. Mới chỉ khai thác được một mùa du lịch, lời lãi chưa được là bao, nợ ngân hàng vẫn chưa trả hết nhưng sau bão số 9 nhà hàng bị đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại như thế này đây...”.

Làng biển Mai Lâm, xã Mai Phụ là địa phương đi đầu ở Lộc Hà về phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Thương binh Nguyễn Văn Việt - Chi hội trưởng Hội CCB xã Mai Phụ, cho biết: Làng Mai Lâm hiện có gần 2 chục hộ nuôi ngao, hến dọc hơn 100ha mặt nước vùng bãi bồi Cửa Sót. Vào những ngày cao điểm, bãi hến Mai Lâm có thể cung cấp cho thị trường 10-15 tấn hến. Nghề nuôi ngao giúp người dân Mai Lâm thoát nghèo.

Lão ngư Phạm Văn Thận ở xóm Mai Lâm, Mai Phụ, than thở: "Con thuyền ni tui đóng hồi đầu năm hết hơn 30 triệu đồng. Bình quân mỗi ngày ra khơi chỉ được ngót nghét trên dưới dăm chục ngàn đồng. Nợ ngân hàng trả chưa hết nay lại phải vay thêm 7 triệu đồng để trục vớt, sửa chữa lại tàu vì bị bão số 9 đánh chìm..."

Lão ngư Phạm Văn Thận ở xóm Mai Lâm, Mai Phụ, than thở: "Con thuyền ni tui đóng hồi đầu năm hết hơn 30 triệu đồng. Bình quân mỗi ngày ra khơi chỉ được ngót nghét trên dưới dăm chục ngàn đồng. Nợ ngân hàng trả chưa hết nay lại phải vay thêm 7 triệu đồng để trục vớt, sửa chữa lại tàu vì bị bão số 9 đánh chìm..."

Trước khi bão số 9 diễn ra mấy ngày, các hộ dân Mai Lâm đã thả xuống vùng cửa sông này hơn 2 tấn ngao giống mua từ Thái Bình, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Do nước lũ từ thượng nguồn sông Hộ Độ đổ về quá mạnh, phần lớn ngao giống chưa kịp “cạp” đất bị trôi ra biển. Nước lũ cũng đã cuốn phăng nhiều lưới rào, cọc chắn, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, hơn 100 tấn vẹm xanh của dân làng biển sắp vào mùa thu hoạch bị chết do gặp nước ngọt.

V.HỌC - Q.KHÁNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast