Hà Tĩnh nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị

Muốn hình thành ý thức, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cộng sản cho cán bộ, đảng viên và mọi người dân, chúng ta cần hết sức coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho họ.

Thực tiển đổi mới những năm qua cho thấy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và người dân, nhất là giúp họ quán triệt sâu sắc và vận dụng hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc củng cố, đổi mới, nâng cấp, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hiện nay là hết sức cần thiết.

Hà Tĩnh nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị ảnh 1

Bác Hồ thăm đại biểu giáo viên toàn miền Bắc (1958)

Để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 07 NQ/TU ngày 20/11/2008 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, thị xã. Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Tĩnh ủy, năm 2011, công tác giáo dục lý luận chính trị đã nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong các địa phương, đơn vị. Toàn tỉnh mở được 273 lớp đào tạo, bồi dưỡng và các chuyên đề với 30.724 lượt cán bộ, đảng viên và 77 kỳ báo cáo viên, cụ thể: 56 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng với 5.641 học viên; 37 lớp bồi dưỡng đảng viên mới, với 3.193 học viên; 39 lớp cung cấp thông tin cho các đoàn thể, với 4.167 lượt người; 40 lớp cung cấp thông tin theo các chuyên đề, với 4.936 lượt người; 2 lớp sơ cấp lý luận chính trị, với 124 học viên; 43 lớp học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, huyện, với 5.908 lượt người; 30 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy và bí thư chi bộ, 4.340 cán bộ, đảng viên; 4 lớp bồi dưỡng công tác tuyên giáo, với 486 lượt người; 22 lớp đào tạo dài hạn, với 1.929 học viên.

Ngoài ra, các trung tâm bồi dưỡng chính trị còn phối hợp với văn phòng cấp ủy, các ban đảng, ban ngành liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về nghiệp vụ xây dựng đảng, quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị, công tác vận động quần chúng, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học,....Nội dung giảng dạy ở các lớp đảm bảo tính tư tưởng, thiết thực và mới mẻ; gắn nội dung bài giảng với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, với tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với phong trào xây dựng nông thôn mới và tình hình quốc tế, đất nước, quê hương. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được giảng viên coi trọng như tăng cường đối thoại với học viên, phát huy tính tích cực của học viên trong giờ học, tăng cường thảo luận, viết bài thu hoạch, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Về quản lý, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng đều được tổ chức, quản lý chặt chẽ, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học viên và cấp giấy chứng nhân hoặc bằng tốt nghiệp đảm đúng hướng dẫn, quy định của Trung ương. Một sỗ Trung tâm đã tham mưu với cấp ủy hỗ trợ kinh phí cho người đi học.

Hiện nay, nhiều Trung tâm bồi dưỡng chính trị đang gặp khó khăn trong tuyển sinh các lớp sơ cấp lý luận chính trị, vì đa số học viên thích đi học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị. Đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức ở một số Trung tâm số lượng còn thiếu, năng lực, trình độ còn hạn chế; chưa đổi mới phương pháp giảng dạy ; nội dung bài giảng còn nặng về cung cấp lý luận, chưa dành nhiều thời gian cho thảo luận, chưa gắn lý luận với thực tiễn cụ thể của địa phương, đơn vị. Về lãnh đạo quản lý, một số cấp ủy chưa chỉ đạo sâu sát, chưa phát huy hết vai trò tham mưu của Ban Tuyên giáo, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các ban Đảng , ban ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý luận chính trị.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng toàn diện các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Tiếp tục quán triệt, thực hiện tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 20/11/2008 của Ban Thường vụ Tĩnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, thị xã; Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và các Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tĩnh ủy về nhiệm vụ công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2012.Tham mưu, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đề án Nâng cao chất lượng toàn diện Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trong tình hình mới; xây dựng và ban hành Quy định công nhận Trung tâm bồi dưỡng chính trị đạt chuẩn, giai đoạn 2012-2016 ( Trong đó, các yêu cầu, tiêu chí về cơ sở vật chất, về chất lượng giảng dạy phải đặt lên hàng đầu). Tạo được sự quan tâm, phối hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân đối với công tác giáo dục lý luận chính trị. Chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nhất là chương trình sơ cấp lý luận chính trị . Tăng cường bồi dưỡng giảng viên như tổ chức giao ban, tập huấn ; tổ chức thao giảng, hội thi giảng viên dạy giỏi; phát huy ý thức tự học, tự nghiên cứu của mỗi giảng viên. (Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast