Vợ sinh con, chồng sẽ được nghỉ

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vừa được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, nam giới sẽ được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh con bằng phương pháp sinh thường và 7 ngày khi vợ sinh mổ...

Người chồng đóng bảo hiểm sẽ được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh con

Người chồng đóng bảo hiểm sẽ được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh con

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vừa được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Quốc hội. Theo Dự thảo, tong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

Theo Dự thảo dự thảo, khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyển và tối đa mười ngày nếu thai dưới năm tuần tuổi; tối đa hai mươi ngày nếu thai từ năm tuần tuổi đến dưới mười ba tuần tuổi; tối đa bốn mươi ngày nếu thai từ mười ba tuần tuổi đến dưới hai mươi lăm tuần tuổi; tối đa năm mươi ngày nếu thai từ hai mươi lăm tuần tuổi trở lên.

Điều 32 của Dự thảo quy định, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Đặc biệt, một điểm mới của Dự thảo quy định, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc kể từ 30 ngày đầu vợ sinh con. Đối với trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật thì lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 7 ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng dần

Lâu nay, vấn đề tuổi nghỉ hưu là vấn đề được dư luận quan tâm, nhất là tuổi nghỉ hưu của nữ giới. Theo dự thảo, c người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi hoặc nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Dự thảo đưa ra 2 phương án, theo phương án 1, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của người lao động quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật này (Cán bộ, công chức, viên chức), cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi đối với cả nam và nữ.

Phương án 2 quy định, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của người lao động quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật này (Cán bộ, công chức, viên chức) cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.

Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này (Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân) có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân.

Phương án 1 quy định: từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của người lao động quy định tại điểm a, c, g, h, i và k Khoản 1 Điều 2 Luật này (Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng trở lên (kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử sụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động), không bao gồm người lao động giúp việc gia đình, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Chủ hộ kinh doanh cá thể; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương) cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi đối với cả nam và nữ.

Còn theo Phương án 2, từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của người lao động quy định tại điểm a, c, g, h, i và k Khoản 1 Điều 2 Luật này (Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng trở lên (kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử sụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động), không bao gồm người lao động giúp việc gia đình, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Chủ hộ kinh doanh cá thể; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương) cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.

Nguồn: VnMedia

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast