ĐBQH chuyên trách thảo luận trực tuyến về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật GDĐH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến ĐBQH chuyên trách thảo luận về các dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Giáo dục Đại học. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp. Tham dự hội nghị ở đầu cầu Hà Tĩnh có Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh Trần Tiến Dũng, các ĐBQH, đại điện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan…

Dự thảo Luật Công đoàn (CĐ) sửa đổi được lấy ý kiến tại kỳ họp Quốc hội vừa qua. Tuy nhiên, do còn nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng thuận cao nên dự án luật tiếp tục được đưa ra thảo luận tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần này. Các đại biểu tham gia đóng góp một số ý kiến xung quanh các vấn đề số lượng lao động đủ điều kiện thành lập CĐ cơ sở; quyền gia nhập và hoạt động CĐ của lao động là người nước ngoài; quyền và trách nhiệm của CĐ đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập CĐ cơ sở….

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp

Đóng góp ý kiến thảo luận về dự án Luật Công đoàn sửa đổi, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thanh cho rằng: Kinh phí CĐ phải đưa vào luật và thu kinh phí CĐ bằng 2% trên tổng quỹ lương thực trả cho người lao động như dự thảo Luật là đúng đắn và phù hợp với thực tế. Từ Luật CĐ năm 1957, 1990 đến nay kinh phí CĐ đều thu trên 2% trên tổng quỹ lương trả cho người lao động và thực tế việc này đã ổn định, từ đó đến nay đã phát huy hiệu quả tốt phục vụ chăm lo cho người lao động. Nguồn kinh phí CĐ chỉ dùng 30% để chi lương, phụ cấp cho cán bộ CĐ, còn lại 70% phục vụ cho hoạt động tuyên truyền giáo dục, hoạt động phong trào, đào tạo bồi dưỡng cán bộ CĐ và chăm lo cho người lao động, tổ chức CĐ khác với các tổ chức chính trị xã hội khác. Như vậy nếu không đảm bảo kinh phí thì CĐ không thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc đưa kinh phí CĐ vào Luật như dự thảo mới đảm bảo tính ổn định và tính pháp lý cao để tổ chức CĐ thực hiện.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Về dự án Luật GDĐH, theo dự thảo báo cáo một số vấn đề còn khác nhau sau khi thảo luận tại kỳ họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của nhiều ĐBQH nhất trí trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học và đề nghị quy định chi tiết ngay trong luật; kiểm định chất lượng đại học và hợp tác quốc tế; vấn đề xã hội hóa trường đại học…

Kết thúc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn nữa đề nghị có thể trao quyền tự chủ nhiều hơn nữa cho các trường đại học. Về dự án Luật Giáo dục đại học, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học được coi là nội dung xuyên suốt của dự án Luật đang được Bộ GD&ĐT xây dựng. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu, chỉnh lý để đưa ra trình Quốc hội tại kỳ hợp Quốc hội tới.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast