Đề nghị viện kiểm sát là cơ quan tố tụng trong tố tụng dân sự

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 15/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).

Đề nghị viện kiểm sát là cơ quan tố tụng trong tố tụng dân sự ảnh 1

Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN


Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), nhằm tiếp tục t hể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, t rong đó xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đẩy mạnh và coi việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình .

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định), Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) đề nghị ban soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu, chỉ sửa đổi, bổ sung các vấn đề thật sự cần thiết, làm rõ lý do của việc sửa đổi, bổ sung; khắc phục được những bất cập, tồn tại, hạn chế của các quy định hiện hành, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử các loại án dân sự hiện nay ở nước ta. Vấn đề nào không thật sự cần thiết thì sẽ không sửa để tránh gây khó khăn cho tòa án và người dân trong thực thi pháp luật.

Trong hoạt động tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, trong đó có nội dung kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, phạm vi kiểm sát hoạt động xét xử đối với tất cả các vụ việc hay đối với một số loại vụ việc có tính chất đặc thù và phương thức kiểm sát hoạt động xét xử thông qua hồ sơ hay trực tiếp tham gia phiên tòa, phiên họp, vẫn còn hai loại ý kiến.

Đại biểu Vi Thị Hương (Điện Biên), Phạm Văn Hà (Nghệ An) có quan điểm như Ủy ban Tư pháp là cơ quan thẩm tra dự án Bộ luật. Theo đó, việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự cần xuất phát từ quy định của Hiến pháp năm 2013 “Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân (Điều 4); nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 27). Trong tố tụng dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân không phải là cơ quan công tố mà chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, trong tố tụng dân sự Viện Kiểm sát nhân dân không phải là cơ quan tiến hành tố tụng mà là cơ quan tham gia tố tụng.

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Lê Dân Khiết phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Lê Dân Khiết phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Kiên – TTXVN


Trái với quan điểm này, tại phiên thảo luận sáng 15/6, nhiều đại biểu tán thành với quan điểm Viện Kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. Đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai), Nguyễn Minh Lâm (Long An), Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) và nhiều ý kiến khác đề nghị dự thảo Bộ luật cần theo phương án 2: Giữ nguyên quy định tại Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự về phạm vi và phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Theo đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ), để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Hiến pháp thì Viện kiểm sát phải kiểm sát tất cả các quyết định của tòa án và những người tham gia tố tụng ở các giai đoạn trước, trong và sau phiên tòa.

Đại biểu phân tích, việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, nếu Viện Kiểm sát không tham gia phiên tòa thì sẽ không thực hiện tốt được quyền kiểm sát của mình. Qua thực tế, đại biểu cho rằng việc kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa là hiệu quả nhất, nếu chỉ nghiên cứu hồ sơ bản án, Viện Kiểm sát sẽ rất khó phát hiện được vi phạm. Do đó nếu hạn chế sự tham gia của Viện Kiểm sát thì sẽ không đảm bảo được chất lượng kiểm sát trong lĩnh vực này.

Về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tại k hoản 2, Điều 4 dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) quy định: “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Qua thảo luận, vẫn còn hai quan điểm khác nhau. Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa), Giàng T hị Bình (Lào Cai) , Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) tán thành với quy định này trong dự thảo Bộ luật; đánh giá đây là quy định mang tính tiến bộ, thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân.

Theo đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) đây là quy định mới nhất của dự thảo Bộ luật, ràng buộc trách nhiệm của Tòa án. Để tăng tính khả thi, đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) đề nghị cần rà soát, quy định trình tự, thủ tục giải quyết chặt chẽ, tạo điều kiện cho tòa án giải quyết các vụ việc. Vấn đề này, đại biểu Đặng Đình Luyến có quan điểm khác, cho rằng không nên có quy định này tại dự thảo Bộ luật. Đây là vấn đề mới, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu do ở nước ta án lệ không phải là nguồn luật, Toà án nhân dân xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, quy định như dự thảo không phù hợp với thực tiễn nước ta.

Thảo luận về quy định tạm ngừng phiên tòa (Điều 259 dự thảo), một số ý kiến cơ bản tán thành với quy định trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có thể tạm ngừng phiên tòa. Tuy nhiên, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát lại các căn cứ tạm ngừng phiên tòa, bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng lạm dụng kéo dài thời hạn giải quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Long An) đề nghị bổ sung quy định trường hợp tại phiên tòa nếu được cung cấp thêm chứng cứ mới mà chứng cứ này cần phải thẩm tra lại, cần dừng phiên tòa.

Tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến cụ thể về các nội dung áp dụng án lệ trong xét xử án dân sự ; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện; quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 dự thảo)... Nội dung này sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên làm việc chiều 15/6.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast