Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao nhằm thực hiện tốt tái cấu trúc nền kinh tế

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Tĩnh, chiều nay (28/7), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh để đánh việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hệ thống ngân hàng.

>> Hà Tĩnh phát triển nhanh sản phẩm hàng hóa chủ lực trong nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng lãnh đạo một số sở ngành làm việc với đoàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: Hà Tĩnh sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra để xây dựng tỉnh nhà ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: Hà Tĩnh sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra để xây dựng tỉnh nhà ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

Những năm qua, nguồn vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011 – 2013 đạt gần 118 nghìn tỷ đồng và kế hoạch năm 2014 đạt trên 67 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển biến mạnh mẽ, trong đó tỷ trọng vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước giảm xuống còn 16% (năm 2013), vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư tăng từ 24,5% (năm 2010) lên 84%.

UBND tỉnh đã có sự rà soát, phân loại các dự án theo từng chương trình, nguồn vốn để có sự điều chỉnh, bổ sung, sắp xếp thực hiện. Hiện trên địa bàn có 135 dự án đang triển khai thuộc các chương trình hỗ trợ có mục tiêu ngân sách TW với tổng mức đầu tư 13.241 tỷ đồng, 79 dự án ngân sách tỉnh cấp với tổng mức đầu tư 2.232 tỷ đồng, 7 chương trình dự án có nguồn ODA với tổng vốn đối ứng 479 tỷ đồng...

Về tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2013, Hà Tĩnh có Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại là đối tượng thuộc trọng tâm tái cơ cấu theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, doanh nghiệp này đã hoàn tất việc cổ phần hóa, xây dựng đề án tái cấu trúc tổng công ty, tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty con và người đại diện phần vốn của nhà nước tại nghiệp. Ngoài ra, theo kế hoạch các công ty TNHH MTV trên địa bàn cũng sẽ được cổ phần hóa xong trước ngày 31/12/2014; đảm bảo hoàn thành cổ phần hóa, tái cấu trúc DNNN tỉnh đến năm 2015 theo đúng lộ trình phê duyệt...

Liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hiện Hà Tĩnh có 14 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần cấp I và 26 quỹ tín dụng nhân dân. Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động và quản lý trên địa bàn đạt mức cao so với cả nước.

Nhìn chung, các chi nhánh NHTM đều tuân thủ và cấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không ngừng đổi mới tổ chức bộ máy, mở rộng quy mô hoạt động, hoạt động an toàn và hiệu quả, có đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển chung của tỉnh. Các tổ chức tín dụng cũng đã thực hiện tốt kế hoạch xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng các khoản vay, không để các khoản nợ xấu phát sinh; đẩy mạnh các biện pháp cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ xấu...

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao những kết quả mà Hà Tĩnh đạt được trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý đến một số vấn đề trong thời gian tới Hà Tĩnh cần quan tâm như: cơ cấu vốn đầu tư cơ bản trên địa bàn, cơ cấu thu ngân sách, tác động lan tỏa của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, quan tâm hơn nữa đến việc phát triển liên kết vùng...

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của Quốc hội, Chính phủ trong thời gian qua; đồng thời nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đoàn để thực hiện tốt công tác tái cơ cấu nền kinh tế.

Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra để xây dựng Hà Tĩnh ngày càng vững mạnh về mọi mặt.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast