Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Thực tế quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đã chứng minh hùng hồn rằng, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và cũng chỉ có xây dựng CNXH thì mới thực sự có độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Đây cũng là ngọn cờ vẫy gọi và soi sáng cho cách mạng nước ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức để giành thắng lợi.

Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã được Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước phát hiện ra từ những năm 20 của thế kỷ trước. Vào thời điểm lịch sử đó, lý luận về cách mạng dân tộc của Người thật mới mẻ và kỳ lạ, nó nằm trong dòng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng vào phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đây cũng là sự gặp nhau giữa lý tưởng ái quốc và lý tưởng cộng sản trong tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh. Mục tiêu đó được Nguyễn Ái Quốc nêu ra trong “Chính cương vắn tắt”, được Hội nghị T.Ư Đảng tháng 10/1930 đưa vào “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã trở thành hiện thực với thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ vẫy gọi và soi sáng cho cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức để giành thắng lợi.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ vẫy gọi và soi sáng cho cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức để giành thắng lợi.

Thực tế quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đã chứng minh hùng hồn rằng, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và cũng chỉ có xây dựng CNXH thì mới thực sự có độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đây cũng là ngọn cờ vẫy gọi và soi sáng cho cách mạng nước ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức để giành thắng lợi.

Từ khi mới ra đời, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, Đảng đã phát động phong trào Xô viết, hàng trăm làng xã ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã đứng dậy lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, lập nên chính quyền Xô viết. Mặc dù sau đó bị đàn áp đẫm máu, nhưng những người cộng sản vẫn kiên định và quần chúng cách mạng vẫn tin tưởng vào ngọn cờ tất thắng đó, để rồi làm nên Cách mạng tháng Tám vĩ đại, chiến thắng 2 kẻ thù, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đưa nước nhà tiến lên CNXH.

Trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, tưởng như CNXH thế giới cũng sụp đổ theo, nhưng cách mạng Việt Nam vẫn đứng vững. Không những thế, từ thực tế sinh động và bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sáng tạo để tìm ra con đường đổi mới, vượt qua thử thách hiểm nguy, đưa nước nhà tiếp tục tiến lên dưới ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới, trước hết phải củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên quan tâm chỉnh đốn Đảng để ngang tầm với công cuộc đổi mới, sao cho Đảng thực sự là điều kiện tiên quyết trong việc giữ vững định hướng XHCN; thực sự là lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc và thời đại; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ, trí tuệ của Đảng; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực; đổi mới phương thức lãnh đạo, thường xuyên tự phê bình và phê bình; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và kỷ luật nghiêm minh để nâng cao sức chiến đấu của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và sự tín nhiệm của nhân dân.

Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là phải thường xuyên nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại toàn cầu hóa, cần hết sức quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với hợp tác quốc tế. Trên cơ sở đó, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ kết hợp việc tiếp thu sáng tạo những thành tựu mới trên các lĩnh vực của thời đại với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối đổi mới đúng đắn. Vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa linh hoạt, sáng tạo trong những giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể; luôn ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc và CNXH trong thời đại ngày nay phải hết sức quan tâm đến mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội; đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường gắn liền với đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước; tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng những quan hệ xã hội lành mạnh; kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, xử lý đúng đắn mối quan hệ này là điều kiện cơ bản để giữ vững sự ổn định chính trị.

Để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH cần hết sức coi trọng nền dân chủ XHCN, thực hiện dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà cốt lõi là xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân, vì dân chứ không phải “đứng trên dân”. Xử lý nghiêm minh đối với tệ tham nhũng, bệnh quan liêu, bệnh hình thức của bộ máy Đảng và Nhà nước. Giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng làm cơ sở cho khối đại đoàn kết toàn dân. Quan tâm giữ vững sự ổn định chính trị từ gốc, từ bên trong, đồng thời hết sức cảnh giác với những luận điệu chống phá, cùng với thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của kẻ địch.

Mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là nhất quán. Quá trình đấu tranh và phát triển của cách mạng Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay đã đạt được những thắng lợi to lớn có tính khẳng định. Dẫu biết, để giữ vững độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ trong điều kiện hiện nay vẫn còn muôn vàn khó khăn thách thức, nhưng từ lý luận và thực tiễn đã rút ra được có đầy đủ cơ sở để cán bộ, đảng viên và toàn dân ta tin tưởng vào tiến trình phát triển của lịch sử nước nhà dưới ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đang được vận dụng sáng tạo trên con đường đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast