Lãnh đạo tỉnh làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Chiều 11-6, tại Hà Nội, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) để báo cáo kết quả thực hiện công tác lao động – thương binh & xã hội thời gian qua và việc giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Lãnh đạo tỉnh làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Dự buổi làm việc, về phía lãnh đạo Bộ LĐTB&XH có Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân; Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh. Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thanh Tân và lãnh đạo Sở LĐTB&XH.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện đã báo cáo khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện công tác lao động – thương binh và xã hội thời gian qua và việc giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công. Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,6%. Công tác tác lao động – thương binh và xã hội trên các lĩnh vực 5 tháng đầu năm đạt kết quả khá, trong đó giải quyết việc làm mới 14.300 người, bằng 47% kế hoạch. Công tác đào tạo nghề tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là việc đào tạo nghề phục vụ các công trình, dự án trọng điểm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người nghèo và lao động thuộc các vùng bị thu hồi đất sản xuất. Các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công được giải quyết kịp thời; công tác bảo trợ xã hội, cứu trợ dân sinh được các địa phương thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đảm bảo không để người dân nào thiếu đói. Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện tốt kết luận của Bộ trưởng tại cuộc làm việc với UBND tỉnh tháng 5-2008, như: về việc đầu tư xây dựng trường Cao đẳng nghề Việt – Đức để đạt các tiêu chí quy định; việc quy hoạch cơ sở dạy nghề của tỉnh; việc giải quyết chính sách cho đối tượng chính sách xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ…

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công trong thời kỳ cách mạng, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện xác nhận và giải quyết chế độ chính sách cho 37.171 đối tượng. Trong đó thực hiện theo thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH là 14.473 đối tượng. Tuy nhiên, việc giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công đang gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thanh Bình cảm ơn Bộ LĐTBXH trong những năm qua đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ Hà Tĩnh trên các lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội đặc biệt là giải quyết các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công. Đồng thời, đồng chí Bí thư cũng đề xuất Bộ LĐTBXH tiếp tục quan tâm, đầu tư nâng cao năng lực dạy nghề cho các trường, các trung tâm trên địa bàn để đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, của khu vực. Đối với việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng đang gặp một số vướng mắc, đề nghị Bộ xem xét, nghiên cứu, có chủ trương xử lý.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: "Việc giải quyết chế độ chính sách phải thực hiện đúng trình tự, qui định pháp luật''

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: "Việc giải quyết chế độ chính sách phải thực hiện đúng trình tự, qui định pháp luật''

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả của Hà Tĩnh trên các lĩnh vực, đặc biệt đã nghiêm túc trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến đối tượng chính sách, đồng thời thông cảm và chia sẽ với tỉnh những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng. Đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Bộ sẽ xem xét, giải quyết theo từng vấn đề cụ thể. Việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng người có công, Bộ yêu cầu tỉnh sớm triển khai và vận động nhân dân thực hiện đúng Kế hoạch số 611/KH-BLĐTBXH và Công văn số 451/LĐTBXH-NCC của Bộ. Việc giải quyết chế độ chính sách phải thực hiện đúng trình tự, qui định pháp luật. Khi tổ chức giám định lại cần phải khoa học, chặt chẽ, giảm tối đa việc đi lại tốn kém cho đối tượng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast