Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và người làm báo

(Baohatinh.vn) - Đó là chủ đề hội thảo do Hội Nhà báo Hà Tĩnh tổ chức vào sáng nay (5/5). Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long, đại diện Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đại diện các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tham dự.

Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và người làm báo ảnh 1

Đề dẫn hội thảo do lãnh đạo Hội Nhà Báo Hà Tĩnh trình bày đã khái quát về hệ thống, tình hình hoạt động của báo chí trong nước và trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay; đồng thời nêu bật 3 nội dung trọng tâm, xuyên suốt cần tập trung trao đổi, tham luận: Báo chí với chức năng giám sát, phản biện xã hội; cơ chế và nguyên tắc giám sát, phản biện xã hội của báo chí; giải pháp để báo chí thực hiện tốt chức năng phản biện, giám sát xã hội.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long đánh giá cao vai trò của báo chí và người làm báo trong công tác giám sát, phản biện xã hội nói riêng và những đóng góp cho công cuộc phát triển của quê hương, đất nước nói chung.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long đánh giá cao vai trò của báo chí và người làm báo trong công tác giám sát, phản biện xã hội nói riêng và những đóng góp cho công cuộc phát triển của quê hương, đất nước nói chung.

Với những góc nhìn đa diện và biện chứng, tại hội thảo, các đại biểu, nhà báo đã tập trung trao đổi, phân tích làm rõ thêm chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung cũng như vài trò giám sát và phản biện xã hội, những đóng góp to lớn của báo chí và đội ngũ người làm báo trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội v.v...

Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và người làm báo ảnh 3

Nhà báo Nguyễn Khắc Hiển - Trưởng VPĐD Báo Nhà báo & Công luận: “Nhìn thẳng vào sự thật để giám sát và phản biện xã hội có nghĩa là phải nói đầy đủ cả những điểm tốt, thành công và những khuyết điểm, khó khăn, thất bại”.

Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và người làm báo ảnh 4

Nhà báo Nguyễn Thuận Huế - Đài PT&TH Hà Tĩnh: “Với trách nhiệm và lòng tự trọng nghề nghiệp, những người làm báo trên địa bàn tỉnh đã thực sự tham gia tích cực, có hiệu quả trong việc giám sát và phản biện xã hội, góp phần và sự phát triển chung của tỉnh nhà”.

Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và người làm báo ảnh 5

Nhà báo Bùi Chính Thu - Báo Hà Tĩnh: “Thời gian qua, Báo Hà Tĩnh đã thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trên lĩnh vực xử lý đơn thư bạn đọc và chống tiêu cực một cách hiệu quả, được bạn đọc quan tâm, góp phần ổn định tình hình và tạo dư luận tốt trong xã hội”.

Bên cạnh đó, các tham luận cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế về lý luận, hành lang pháp lý cũng như thực tiễn công tác giám sát và phản biện xã hội của báo chí hiện nay; qua đó đề xuất, gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, sức mạnh của báo chí, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển của quê hương, đất nước.

Đặc biệt, trước sự bùng nổ thông tin trong "thế giới phẳng" hiện nay, bên cạnh trau dồi nghiệp vụ tinh thông, đội ngũ người làm báo cần nêu cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp mà trước hết phải có sự trung thực, trung thành, luôn đề cao lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và người làm báo ảnh 6

Thạc sỹ Vũ Thế Cường - Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tham luận tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lê Thành Long đánh giá cao vai trò của báo chí và người làm báo hoạt động trên địa bàn tỉnh trong công tác giám sát, phản biện xã hội cũng như việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự phát triển của quê hương đất nước. Các tham luận tại hội thảo thể hiện sự trăn trở, trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của báo chí và những người làm báo.

Phó Bí thư Tỉnh ủy lưu ý đội ngũ những người làm báo cần tăng cường học tập và làm theo phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn giữ "Tâm sáng, lòng trong, bút sắc”; tiếp tục nêu cao tinh thần xung kích, giữ vững lập trường chính trị, tăng sức chiến đấu trước các luồng thông tin xuyên tạc, sai sự thật; nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội và hiệu quả tuyên truyền, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh.

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 6 cơ quan báo chí, 7 văn phòng đại diện, 13 phóng viên thường trú, 9 phóng viên có thông báo của Ban Biên tập các báo. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 48 trang thông tin điện tử; 52 bản tin của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã...

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast