Ngân vang tiếng trống Xô Viết

Trong không khí sôi sục khí thế Cách mạng Tháng Tám và ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1930), nhân dân huyện Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ (Hà Tĩnh) với nhiều việc làm thiết thực chào mừng ngày lễ lớn. Trên các công trường, đồng ruộng, công nhân, nông dân nô nức thi đua lao động, sản xuất xây dựng quê hương Xô Viết khang trang, đẹp đẽ.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành tượng đài Xô viết Nghệ Tĩnh.

Tên gọi Xô Viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam gọi là "Xô Viết". Cách đây 80 năm, ngày 12/10/1930, hàng vạn nông dân Can Lộc cầm giáo, mác, gậy tre rầm rộ kéo về huyện lỵ cướp chính quyền. Thực dân Pháp cùng bọn tay sai huy động binh lính đàn áp dã man cuộc biểu tình, làm 42 người chết và hàng trăm người bị thương. Trước đó ngày 1/8/1930, gần 500 nông dân huyện Can Lộc đã hội quân ở Hạ Vàng, giương cao cờ đỏ búa liềm kéo về huyện lỵ Nghèn. Ðây là cuộc biểu tình đầu tiên ở quy mô cấp huyện của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hưởng ứng cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Can Lộc, hàng nghìn nông dân ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Ðức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình kéo lên huyện lỵ. 170 làng Xô Viết ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ nổ dậy, tri huyện và nha lại, lính tráng đã chạy trốn khỏi công đường, chính quyền về tay nhân dân.

Khởi công KCN Hạ Vàng và động thổ Tổ hợp vật liệu xây dựng (VLXD) Viglacera Can Lộc

Khởi công KCN Hạ Vàng và động thổ Tổ hợp vật liệu xây dựng (VLXD) Viglacera

Can Lộc

Phát huy truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh, trong thời kỳ đổi mới, huyện Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới. Đời sống của nhân dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng khang trang, diện mạo vùng quê nghèo đói đã đổi thay. Huyện Can Lộc một trong những địa phương có nhiều Xô Viết (73 Xô Viết), trong những ngày này trên các cách đồng nhân dân trong toàn huyện đang tập trung thu hoạch trên 7.500 lúa hè thu và triển khai sản xuất vụ mùa; khởi công KCN Hạ Vàng và động thổ Tổ hợp vật liệu xây dựng (VLXD) Viglacera Can Lộc. Huyện Can Lộc một trong những địa phương đi đầu trong quy hoạch chuyển đổi ruộng đất giảm từ 180 ngàn thửa năm 2005 xuống còn 60 ngàn thửa năm 2009, bình quân 2,2 thửa/hộ. Cùng với việc đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, nâng giá trị thu nhập từ 35 triệu đồng/ha năm 2005 lên 50 triệu đồng /ha năm 2009. Tại các vùng nuôi trồng thuỷ sản như Đồng Vụng (Tiến Lộc), Đồng Kênh, Đồng Sau (thị trấn Nghèn), các hộ nuôi phấn khởi trước vụ mùa bội thu. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản huyện Can Lộc đầu năm lại nay đạt 770 ha tăng hơn 7 ha so với vùng kỳ năm ngoái, ước sản lượng đạt 353 tấn. Bên cạnh đó các mô hình chăn nuôi, gia trại trang trại phát triển mạnh mẽ, huyện Can Lộc hiện có 545 trang trại, gia trại, nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô lớn với những vật nuôi có giá trị thương phẩm như: Hươu, ba ba, lợn rừng, cá chình, cá lóc...

Với 5 sào trang trại lúa-cá-vịt-lợn, hộ anh Mai Khắc Hoa ở Khánh Lộc thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm

Với 5 sào trang trại lúa-cá-vịt-lợn, hộ anh Mai Khắc Hoa ở Khánh Lộc thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm

Lãnh đạo huyện Can Lộc cho biết: Huyện Can Lộc đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, hiện đại, chúng tôi khuyến khích nhân dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đẩy mạnh cơ giới hoá, sản xuất hàng hoá. Tạo bước đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, thương mại, du lịch, dịch vụ. Hiện nay can Lộc có 23 dự án đã và đang triển khai trên địa bàn với tổng số vốn đăng ký trên 400 tỷ đồng, có 85 doanh nghiệp được thành lập, một số làng nghề được hình thành, các ngành nghề xây dựng, chế biến lâm sản đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Can Lộc có 7 xã được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, trong đó có xã trở thành điểm sáng xây dựng nông thôn mới và đạt danh hiệu anh hùng trong thời kỳ đổi mới như xã Quang Lộc, Thiên Lộc. Không chỉ những làng Xô Viết ngày nay ở Can Lộc viết nên trang sử mới mà tại huyện Thạch Hà địa phương có 46 Xô Viết, giờ đây những địa chỉ đỏ ấy lại có những việc làm, hướng đi đúng đắn đưa cuộc sống nhân dân trở nên no ấm, hạnh phúc. Trong những năm qua, huyện Thạch Hà đã không ngừng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên tăng nhanh giá trị sản xuất nông, ngư nghiệp. Mỗi năm Thạch Hà sản xuất hàng vạn tấn lương thực; thu hoạch hàng ngàn tấn từ nuôi trồng thuỷ, hải sản . Những cánh đồng đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm xuất hiện ở nhiều xã với diện tích 300ha. Nhiều xã như: Thạch Xuân, Thạch Lưu, Thạch Thanh, Thạch Liên, Thạch Long... là những xã có truyền thống thâm canh cây lúa và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đã đưa địa phương thoát khỏi nghèo khó vươn lên giàu mạnh.

Nông dân đưa cơ giới hoá vào sản xuất

Nông dân đưa cơ giới hoá vào sản xuất

Trong không khi chào mừng 80 năm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh, huyện Đức Thọ đã tổ chức gặp mặt, giao lưu ôn lại truyền thống cách mạng, giáo dục thế hệ trẻ tiếp bước thế hệ cha ông xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Với những quyết tâm và sự nổ lực của các cấp chính quyền cùng nhân dân, huyện Đức Thọ giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, 100% xã đã có trường học cao tầng, 53/78 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Nhiều điểm sáng về phát triển làng nghề như: làng mộc Thái Yên, Đức Bình; làng nghề đóng thuyền Trường Sơn. Xuất hiện nhiều điển hình về phát triển kinh tế như: Tùng Ảnh, Yên Hồ, thị trấn Đức Thọ đã làm nên diện mạo nông thôn ở Đức Thọ hoàn toàn đổi thay. Những địa chỉ đỏ như xã Phú Phong (Hương Khê), Sơn Châu (Hương Sơn), Hồng Lộc (Can Lộc), Thạch Việt (Thạch Hà) đều phát huy sức mạnh nội lực, đoàn kết, sáng tạo xây dựng thành những điển hình về phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, góp phần to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với những địa danh gắn liền với các Xô Viết như: Ngã ba Nghèn thị trấn Nghèn, miếu Biên Sơn (Can Lộc), di tích Rộôc Cồn (Hương Khê), đình Tứ Mỹ (Hương Sơn), tiếng trống Xô Viết luôn vang mãi như những khúc quân hành tiếp sức cho nhân dân cùng đồng lòng xây dựng quê hương Xô Viết phồn vinh, giàu đẹp.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast