NHỮNG ĐIỀU LẠ Ở DI CHÚC CỦA BÁC HỒ

Đã có nhiều người nghiên cứu, nhiều bài viết về tác phẩm “Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh” trong hơn 40 năm qua, kể từ ngày bản Di chúc được Tổng bí thư Lê Duẩn công bố tại Lễ tang của Người, tháng 9-1969. Thời gian trôi đi, cuộc sống trôi đi. Sự thanh lọc của thời gian với những biến động dữ dội của thế giới và những bước đi của cách mạng Việt Nam thời gian qua ( có rất nhiều thành công, thắng lợi nhưng cũng gặp phải vô vàn khó khăn, thất bại nữa) càng cho thấy giá trị to lớn của bản Di chúc của Bác.

Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19-5-2011)

Di chúc của Bác Hồ được viết từ tháng 5-1965 đến tháng 5-1969. Vào những năm cuối thế kỷ XX, thế giới đã thay đổi ghê gớm. Không ai ngờ được chỉ một thời khắc ngắn ngủi của 1989-1990 cả hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bị xóa sổ. Chúng ta cũng không ngờ là sau chiến thắng lừng lẫy mùa xuân 1975, đánh bại hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, lật nhào chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, đất nước ta thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, dân tộc ta lại phải tiếp tục đương đầu với chiến tranh phía Tây Nam và phía Bắc. Rồi nghiêm trọng hơn là đất nước chìm ngập trong nghèo đói và bị cô lập. Và thật khó tưởng tượng nổi, trong cơn bĩ cực ấy của khủng hoảng, Đảng ta lại trụ vững, xốc tới lãnh đạo nhân dân cả nước vượt qua một cách ngoạn mục, bắt đầu từ đường lối Đổi mới và Mở cửa từ đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và đang ngày càng vững bước đi lên.

Nhìn lại mới thấy thiên tài của Bác, mới thấy bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá của nhân dân ta. Ngoài bản in Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 10-5-1969) được công bố ở lễ tang của Người. Chúng ta may mắn có 3 bản bổ sung vào Di chúc của Bác. (1)

Hàng chục triệu đồng bào Việt Nam và nhân dân thế giới đã tuôn trào nước mắt, xót xa, thương tiếc, bừng bừng khí thế và kính phục con người vĩ đại Hồ Chí Minh khi nghe đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, thay mặt cho Đảng, Chính phủ đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tang lễ Người với giọng nghẹn ngào đau đớn và hào sảng.

Sau 40 năm,bây giờ đọc lại, chiêm nghiệm và nghiền ngẫm, suy nghĩ trên từng con chữ, nét chữ Bác viết ra ở cả ba bản thảo bổ sung từ 1965-1969 và Di chúc được công bố càng làm ta kinh ngạc và thán phục.

Thường lúc chuẩn bị về Trời, tâm lí bình thường của con người được thể hiện qua di chúc là nghĩ và viết về quá khứ, về cuộc đời đã trải qua với những sự việc và sự kiện có thể là lớn hay nhỏ, đặc biệt là phải quan tâm đến sự việc quan trọng nhất của đời mình đang xảy ra ở thời điểm viết di chúc. Như chúng ta đã biết,cuộc đời Bác,tất cả là chiến đấu hi sinh cho Tố quốc, tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Bất chấp mọi hi sinh gian khổ, mọi tù đày,chém giết của thực dân đế quốc.Bác đã vượt qua,kể cả những khó khăn gian khổ không phải do kẻ địch gây ra.Bác đã âm thầm chịu đựng và vượt qua tất cả,đã chiến thắng. Nhưng một trong những việc quan trọng nhất của cuộc đời và sự nghiệp của Người là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại chưa hoàn thành, đang ở giai đoạn quyết liệt nhất,gay go nhất trước khi bước vào giai đoạn quyết định, giành thắng lợi hoàn toàn và cũng là hoàn tất sự nghiệp vẻ vang của một đời người,của Bác. Ấy vậy mà Di chúc của Bác, ngược lại Bác chỉ nói đến tương lai. Và nhất là những việc của tương lai cần phải làm.

Phải thấy rằng hoàn cảnh lịch sử của thế giới và cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1965- 1969 là cực kì phức tạp. Bác biết hết .“Nỗi lo dân nước nỗi năm châu”, nhưng Bác đã không đề cập đến nhiều. Dù cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta đang ở giai đoạn cuối với vô vàn gian khổ và khốc liệt.. Đế quốc Mỹ đang dốc toàn lực cho canh bạc cuối cùng với tất cả sức mạnh quân sự, sự tàn bạo và xảo quyệt của tên đế quốc giàu có và tàn bạo. Nước ta bị o ép trăm bề bởi các lực lượng quốc tế và các nước lớn. Ngày 5-8-1964, Đế quốc Mỹ vừa mới dùng không quân và hải quân, hùng hổ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Cả nước ta là một bãi chiến trường ngút trời bom đạn Mỹ. Cũng ngay trong năm 1965 này, Bác vừa mới khẳng định “Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”(2) Ấy vậy mà Bác thanh thản lạ.Trong cả 3 bản Di chúc, tần số xuất hiện của chữ Mỹ là 10 lần,trong đó chỉ có 2 lần, chữ Mỹ là danh từ ở thành phần chính của câu,còn 8 lần là trạng từ và tính từ.Bác không bàn nhiều đến cuộc kháng chiến chống Mỹ coi như việc chiến thắng giặc Mỹ là điều hiển nhiên, là việc tất nhiên.Bác chỉ viết một câu vừa dự báo, vừa khẳng định : “ Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người, nhưng nhất định thắng lợi” (Bản Di chúc ngày 15-5-1965). Như vậy là Bác đã dự báo cuộc kháng chiến chông Mỹ sẽ phải( và chỉ) kéo dài mấy năm nữa .Thực tế, chiến tranh có ác liệt đến vô cùng thì cũng chỉ kéo dài mấy năm (1965-1973)như Bác đã dự báo chứ không phải kéo dài đến vô tận, không xác định được thời gian. Điều dự báo của Bác lần nữa có tính khẳng định như đã từng xẩy ra trong lịch sử . Năm 1941, Bác đã từng dự báo: “Việt Nam độc lập năm 1945”(2). Như năm 1960,trong Lễ mừng kỷ niệm 15 năm thành lập nước, Bác nói “Mười lăm năm nữa(1975) nước ta thống nhất”;(3) như năm

Bản thảo Di chúc của Bác

1967 Bác tiên đoán :“Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội rôi có thua nó mới chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội...”.(4)

Bản Di chúc đọc ở Lễ tang Bác là văn kiện còn để đối ngoại, cả thế giới (có cả kẻ thù) nghe, biết, nên mọi chiến lược, chiến thuật cụ thể không thể công khai, nên có ý chưa thể đọc lúc đó là điều dễ hiểu. Nhưng tư tưởng toát ra ở các bản thảo cho thấy tầm nhìn chiến lược của cách mạng Việt Nam được Bác vạch ra thật cách mạng ,cụ thể và kì lạ.Tư tưởng quan trọng nhất, chủ đạo nhất thể hiện trong Di chúc lại là vấn đề:Trước hết nói vê Đảng .Bởi Bác biết sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam,dành độc lập tự do cho tổ quôc và hạnh phúc cho nhân dân chỉ có Đảng lãnh đạo mới thực hiện được.Cách mạng Tháng Tám 1945,cuộc Kháng chiến Chín năm chống thực dân Pháp và Kháng chiến chống Mỹ đang trên đà thắng lợi hoàn toàn cũng như công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc,tất cả đều do Đảng lãnh đạo.Và với Bác,Đảng là dân tộc, dân tộc là Đảng.Như trong Đại hội lần thứ 2 của Đảng(1951)đổi tên Đảng là “Đảng Lao động Viêt Nam”,Bác đã nói: “Với tôi chỉ có một đảng là Đảng của dân tộc,của những người lao động Việt Nam”.Vì vậy mà ngay ở bản Di chúc thứ hai (ngày 15 tháng 5-1968) Bác đả nêu rõ tầm quan trọng và cấp bách là “Trứơc hết nói về Đảng”. Sau những đánh giá, ca ngợi Đảng, Bác đã chỉ ra vấn đề Bác quan tâm đầu tiên là vân đề đoàn kêt ,từ đó Bác nêu lên nhiệm vụ của Đảng là “Thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình” là “Để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng” nhưng là “phải có tình đông chí thương yêu lẫn nhau” và vấn đề “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”, là nhiệm vụ “mọi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”, “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Ngay từ lúc đó, ngay từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong không khí hào hùng của cách mạng và chói lọi vinh quang,với khả năng dự báo thiên tài, Bác đã nhìn thấy những vấn đề sẽ xảy ra đối với Đảng, đó là những vấn đề mất dân chủ, vấn đề mất đoàn kết, là vấn đề của Đảng cầm quyền, là đạo đức cách mạng, vấn đề trong sạch của Đảng và trách nhiệm của mỗi Đảng viên.

Đây là những vấn đề sau 40 năm, vẫn đang đặt ra hết sức nhức nhối và cấp bách của Đảng. Những nguy cơ mà hiện nay Đảng ta đang phải đối mặt, là những vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất về sự tồn vong của Đảng ta trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước hiện nay. Cho nên những vấn đề Bác nêu trong các bản Di chúc vẫn là cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Và điều lạ nữa là Bác , một người suốt đời hy sinh, tận tụy vì dân, vì nước,vì dân tộc Việt Nam nhưng cũng vì hạnh phúc của nhân dân thế giới , nhưng Di chúc Bác cũng không nói nhiều và cụ thể đến xây dựng chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Trong toàn bộ Di chúc và các bản bổ sung, cụm từ “Xã hội chủ nghĩa” chỉ được Bác viết 1 lần khi nói về thanh niên: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên.” Từ cộng sản được Bác viết 1 lần trong phần “về phong trào cộng sản Thế giới” nhưng là để nói đến sự “bất hòa hiện nay giữa các Đảng anh em”.Như vậy Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản cũng là điều tất yếu như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhất định thắng lợi , như Bác đã dự báo. Sau vấn đề nói về Đảng, toàn bộ Di chúc của Bác Hồ là tập trung nói về Tổ quốc và nhân dân. Điều mong ước cuối cùng của Bác là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất,độc lập dân chủ vá giàu mạnh”.Đó không chỉ là mong ướccủa Bác mà cũng là dự báo của Bác như nhiều dự báo của nhà dự báo thiên tài Hồ Chí Minh đã thành hiện thực. Chỉ có Bác Hồ, một vĩ nhân mới có thể bình tĩnh, sáng suốt để nhìn ra những vấn đề như vậy lúc sắp lâm chung và thể hiện một cách độc đáo và kì lạ ở Di chúc của Người. Hơn nữa Di chúc cũng là một thể loại của văn học như bi, ký, chiếu, minh, sắc…có hình thức và nội dung được quy định chặt chẽ. Với Di chúc của Bác Hồ, mọi quy định đã được người viết tôn trọng và sang tạo để đưa nó thành một bản Di chúc mà tự cổ chí kim chưa từng có ở các nền văn hóa khác. Ngay cả điều nói về việc riêng ở cuối cùng của bản Di chúc, Bác chỉ viết có 79 chữ bằng 79 năm cuộc đời của Bác.Ngày Bác mất cũng trùng với ngày Quốc khánh nước Viêt Nam Dân chủ cộng hòa do Bác khai sinh, ngày 2-9-1945. Không biết vô tình hay hữu ý . Chính vì vậy mà Di chúc của Bác với những giá trị độc đáo đã trở thành tài sản vô giá của Đảng và dân tộc Việt Nam; không chỉ hiện nay mà mãi mãi về sau vẫn là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho mọi người, mọi thời đại trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.Và đó là sự kì lạ của Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-----------------------------------

Chú thich (1) Bản Di chúc thứ nhât của Bác được viêt ngày 15- 5-1965, năm Bác 75 tuối , có chứng kiến của đồng chi Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Lê Duẩn. Bản thảo thứ hai được viêt năm Bác 78 tuổi(1968).Bản này có thêm phần bổ sung. ...Bản thảo thứ ba được viết ngày 10-5-1969, năm Bác 79 tuổi.Bản này là bản tập hợp tất cả những vấn đề của các bản trên và chính thức được công bố ở Lễ tang của Người. Di chúc của Chủ tich Hô Chí Minh.Nxb.Chính trị Quoc gia.H.2006.

(2)Võ Nguyên Giáp,Những chặng đường lich sử.Nxb.Văn học,1977,tr.46.

(3)và (4) Trần Đương, Hồ Chí Minh nhà dự báo thiên tài. Nxb.Thanh niên,H ,2008, tr.86.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast