Phát triển kinh tế phải trên nền tảng nội lực

Đây là điều mà các ĐBQH nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay, 22-10, về tình hình kinh tế-xã hội năm 2009 và mục tiêu, giải pháp năm 2010. Nhiều ĐB bày tỏ sự đồng tình với nhận định của Chính phủ, tuy nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu hồi phục nhưng thách thức trước mắt vẫn còn không ít, nhất là nguy cơ tái lạm phát vẫn còn đó.

Do vậy, đây là lúc cần tập trung phát huy nội lực để vực dậy nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng.

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa: “Nói các hiệu quả gói kích cầu vừa qua đáng đồng tiền bát gạo hay chưa thì cần phải đánh giá thêm”! Ảnh Nguyễn Triều

ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) cho rằng, thời gian qua tuy đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng nền kinh tế, nhìn chung chủ yếu “nở chiều ngang” nhờ bơm thêm tiền vào chứ hiệu quả thu được từ đồng vốn không cao. Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, theo ông Hòa, các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vừa qua đã có hiệu quả nhất định nhưng để nói đã “đáng đồng tiền bát gạo” hay chưa thì cần có đánh giá thêm.

Một ĐB của tỉnh Long An cho biết, qua giám sát tại địa phương này, mặc dù chính sách kích thích kinh tế có dành cho đối tượng là nông dân để mua sắm máy móc cơ giới hóa nông nghiệp nhưng thực tế tiền đến được với người dân không phải dễ do những thủ tục rườm rà, chồng chéo.

Tương tự, theo ĐB Triệu Mùi Nái (tỉnh Hà Giang), các chính sách ưu đãi cho miền núi có nhiều nhưng bố trí vốn chậm và không đủ nên hiệu quả không đáng kể. Bà Nái dẫn chứng: “Tôi thấy chính sách nào cho miền núi cũng đề cập chuyện xây nhà, cấp nước sạch nhưng tiền thì giải ngân nhỏ giọt”.

Nhiều ĐB khác cũng có chung nhận định rằng chính sách kích thích kinh tế bằng cách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến đây đã hoàn thành sứ mệnh giải cứu nền kinh tế và cần có chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn hơn, đi vào chiều sâu hơn. Trong đó, do bối cảnh kinh tế thế giới chưa hồi phục rõ rệt nên để phát triển kinh tế, VN phải phát huy nền tảng nội lực là chính.

“Nếu anh tập đoàn đầu tư xây nhà ở cho người nghèo, xây ký túc xá cho sinh viên mà dẫn đến thua lỗ thì tôi chấp nhận. Đằng này anh được ưu đãi chính sách, được cấp vốn từ ngân sách để rồi cạnh tranh không hiệu quả là không được. Anh phải trả lời với QH là tại sao chứ!”- ông Trừng quyết liệt.

Chiều nay, QH tiếp tục thảo luận tại tổ.

Nguồn: Tuoi tre Online

ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM) lưu ý, tuy phát triển nội lực nhưng cần giao tiền đúng chỗ, tránh tình trạng nhiều tập đoàn kinh tế của nhà nước thời gian qua được đầu tư rất nhiều nhưng hiệu quả lại rất giới hạn, thậm chí thua lỗ.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast