Trưng bày Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1946
Tập Sắc lệnh là bản gốc duy nhất và được đánh máy, trong có bút tích của một số thành viên Chính phủ lâm thời sửa chữa, bổ sung nội dung và đều có giá trị pháp lý.
![]() |
Các đại biểu nghe thuyết minh về các tài liệu quý. Ảnh: VGP/Nhật Nam |
Tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa diễn ra lễ khai mạc Trưng bày Bảo vật quốc gia - Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946.
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ thỏa thuận giữa hai cơ quan về chương trình tổ chức các hoạt động phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, nhằm khắc họa hơn nữa về những hoạt động và quá trình từng bước xác lập thể chế dân chủ của Nhà nước, vai trò, tầm vóc và dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 22/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia đối với tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945-1946. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã chọn lọc các sắc lệnh tiêu biểu từ 117 sắc lệnh được công nhận là bảo vật quốc gia cùng Biên bản họp Hội đồng Chính phủ, ảnh tư liệu... trưng bày theo các nội dung: Phần 1: Cách mạng Tháng Tám thành công - bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam; Phần 2: Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước; Phần 3: Khắc phục khó khăn kinh tế, tài chính; Phần 4: Xây dựng, phát triển văn hóa, giáo dục, củng cố quốc phòng, an ninh-xã hội, ngoại giao.
Trong trưng bày này, điểm đặc biệt là các sắc lệnh là những bản gốc duy nhất, được đánh máy trên nền chất liệu giấy, có một số sử dụng giấy dó, có chữ ký tươi cũng như bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số thành viên Chính phủ lâm thời.
Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Phủ Chủ tịch cho biết, việc tổ chức trưng bày các sắc lệnh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc trong suốt 15 năm cuối của cuộc đời (1954-1969) - có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Khu Di tích đã và đang làm nhiệm vụ bảo tồn các di tích, tài liệu, hiện vật và môi trường cảnh quan đi đôi với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để tuyên truyền rộng rãi trong nước và trên thế giới.
Do đó, trưng bày này là dịp để khách tham quan, công chúng biết tới những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại, những di sản vô cùng đặc biệt trong thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc ta.
Sau đây là một số hình ảnh tại lễ khai mạc trưng bày:
![]() |
Trưng bày các sắc lệnh tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc trong suốt 15 năm cuối của cuộc đời (1954-1969). Ảnh: VGP/Nhật Nam |
![]() |
Phần 2 của Trưng bày có nội dung "Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước". Ảnh: VGP/Nhật Nam |
![]() |
Sắc lệnh của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc ấn định Quốc kỳ Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Nam |
![]() |
Chính phủ lâm thời đã ban hành nhiều Sắc lệnh nhằm lãnh đạo nhân dân thực hiện các chính sách liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ảnh: VGP/Nhật Nam |
![]() |
Trưng bày này là dịp để khách tham quan, công chúng biết tới những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại. Ảnh: VGP/Nhật Nam |
Theo Nhật Nam/VGP News
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Chủ tịch UBND tỉnh: Kết quả ấn tượng trong tháng 1 là tiền đề, động lực thực hiện nhiệm vụ năm 2018
Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc
Xây dựng bản tin “Đại biểu nhân dân” thành cầu nối giữa cơ quan dân cử với cử tri
Mít tinh trọng thể kỷ niệm chiến dịch Mậu Thân 1968
Cán bộ cốt cán các thời kỳ đóng góp lớn cho sự phát triển chung của Hà Tĩnh
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tưởng niệm Bác Hồ nhân dịp thành lập Đảng
Lãnh đạo Hà Tĩnh gặp mặt, khen thưởng trung vệ Bùi Tiến Dũng
Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 2/2018
Thi đua - khen thưởng góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động