Hướng đầu tư chiến lược của Vietcombank Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đầu tư tín dụng cho khách hàng thể nhân, cùng với mạng lưới các phòng giao dịch đóng ở các huyện, thị, cán bộ Phòng Khách hàng thể nhân

Vietcombank Hà Tĩnh đã được thử thách ở một môi trường tín dụng bán lẻ với những yêu cầu, thử thách mới. Ở đó, đối tượng khách hàng rộng lớn nhưng món vay nhỏ lẻ; người vay với kiến thức quản trị, hạch toán kinh tế chưa cao, rất cần sự hỗ trợ của cán bộ ngân hàng. Cán bộ tín dụng không chỉ cần năng lực thẩm định, kiểm soát tốt mà còn cần sự kiên trì, sẻ chia và biết đặt niềm tin đúng chỗ để đồng vốn sinh sôi.

Hướng đầu tư chiến lược của Vietcombank Hà Tĩnh ảnh 1

Phát triển khách hàng cá nhân, ngoài việc tăng dư nợ, còn là cơ hội để thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank.

Đầu năm 2013, ông Phạm Văn Cảnh (thị trấn Cẩm Xuyên) tìm đến Vietcombank để đề xuất nhu cầu vay vốn xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Tiếp nhận yêu cầu này, cán bộ Phòng Giao dịchVietcombank Cẩm Xuyên không khỏi băn khoăn bởi lĩnh vực đầu tư tín dụng cho nông nghiệp còn khá mới mẻ, trong khi đó, tài sản thế chấp của khách hàng chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, xem xét kỹ phương án sản xuất và năng lực của khách hàng, những người chịu trách nhiệm cấp tín dụng thể nhân lại cảm thấy trăn trở nếu không đồng hành với khát vọng vươn lên làm giàu của ông chủ trang trại này.

Hành trình hợp tác đã mở ra với sự sâu sát, kiên trì của cán bộ ngân hàng trong suốt quá trình thẩm định, hướng dẫn thực hiện hồ sơ vay vốn, giám sát việc sử dụng vốn và tư vấn tài chính cho khách hàng. Trang trại được triển khai nhiều mũi sản xuất đa dạng: chăn nuôi lợn liên kết với Công ty CP Chăn nuôi CP (Thái Lan) quy mô 1.200 con/lứa, mỗi năm 3 lứa; 7 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, 6 ngàn con gà/năm. Chỉ hơn 1 năm đi vào sản xuất, trang trại đã cho doanh thu hơn 10 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 600 triệu đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập 3,5 triệu đồng/người/ tháng. Trang trại của ông Cảnh trở thành mô hình điểm của huyện Cẩm Xuyên trong phong trào phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Với ông Dương Huy Mạo (xã Cẩm Huy), sự tiếp sức của Vietcombank trong đầu tư tín dụng thể nhân đã góp phần mang lại kết quả kinh doanh vững chắc cho đại lý thức ăn gia súc của gia đình. Đón đầu xu thế phát triển chăn nuôi công nghiệp mạnh mẽ những năm gần đây, ông Mạo đầu tư mở đại lý cung ứng thức ăn với số vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Được Vietcombank Hà Tĩnh đáp ứng đủ nguồn vốn vay, ông đầu tư xây dựng kho chứa, liên kết với 2 hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi có uy tín và từng bước mở rộng địa bàn tiêu thụ. Nhu cầu về nguồn vốn lưu động của đại lý trong từng thời điểm khác nhau đòi hỏi sự thẩm định và hướng dẫn thủ tục, xử lý hồ sơ vay vốn kịp thời và linh hoạt những lúc cần thiết. Để làm điều đó, cán bộ tín dụng đã kiên trì, nhạy bén, hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Nhờ đó, đến nay, ông Mạo đã phát triển được 75 đại lý cấp 1, 2; mở rộng thị trường ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Mỗi tháng, đại lý xuất bán 300 tấn hàng, doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Tại địa bàn TP Hà Tĩnh, số lượng khách hàng thể nhân đến với Vietcombank phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa dạng, đặc biệt là kinh doanh thương mại dịch vụ. Cán bộ tín dụng thể nhân đã chủ động tiếp cận phần lớn các cơ sở lớn trên địa bàn để giới thiệu và hỗ trợ khách hàng sử dụng nguồn đầu tư tín dụng của Vietcombank. Với nhiều lợi thế về lãi suất, hồ sơ thủ tục và các sản phẩm đi kèm, Vietcombank dần mở rộng đối tượng khách hàng thể nhân trên địa bàn giàu tiềm năng này.

Tính chuyên nghiệp trong cho vay đối tượng khách hàng thể nhân đã tạo môi trường để đội ngũ cán bộ tín dụng rèn luyện tính kiên trì, phát huy sự năng động, sáng tạo để đưa các sản phẩm cũng như thương hiệu của Vietcombank đến với đối tượng khách hàng rộng lớn. Dư nợ cho vay khách hàng thể nhân đã tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc: nếu như năm 2010, dư nợ cho vay thể nhân đạt 336 tỷ đồng với hơn 1.820 khách hàng, chiếm tỷ trọng 20,6% tổng dư nợ chi nhánh thì đến thời điểm cuối tháng 9/2014, dư nợ cho vay trên 800 tỷ đồng với hơn 3.000 khách hàng, chiếm tỷ trọng 28% trên tổng dư nợ chi nhánh.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast