Nikkei: Dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng, các nước Đông Nam Á gặp khó

Giá trị xuất khẩu của Đông Nam Á đã tăng đáng kể trong năm 2017. Tuy nhiên, các dấu hiệu đáng lo ngại trong sản xuất và tiêu dùng đã bắt đầu xuất hiện. Khó khăn của các quốc gia Đông Nam Á dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng

nikkei dua vao xuat khau de tang truong cac nuoc dong nam a gap kho

Khó khăn của các quốc gia Đông Nam Á dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng

Singapore, nước xuất khẩu và tiêu thụ mạnh mẽ của Đông Nam Á, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong toàn khu vực vào năm 2017, đang ở một thời điểm rất nhạy cảm khi nhu cầu về linh kiện điện tử giảm và lãi suất tăng cao đe dọa đến chi tiêu.

Năm ngoái, Việt Nam và Thái Lan đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất trong thập niên vừa qua. Malaysia và Singapore nằm trong số các quốc gia đánh bại tốc độ tăng trưởng của năm trước.

Xuất khẩu là động lực đằng sau những nền kinh tế đang trải qua sự bùng nổ. Xuất khẩu của Malaysia, bao gồm điện tử và hóa chất, tăng khoảng 19% so với năm trước. Điều này thúc đẩy đáng kể việc làm và tiêu dùng. Sự gia tăng về mức lương của khu vực tư nhân đã tăng 6% trong quý 4, còn tiêu dùng cá nhân đã tăng 7%.

Tại Việt Nam, trụ sở của ông lớn Samsung Electronics của Hàn Quốc, sản xuất đã tăng 14%. Tăng trưởng xuất khẩu cũng tăng nhanh ở Thái Lan, với mức độ tập trung cao về sản xuất hàng xuất khẩu như ô tô và điện tử.

Theo Viện nghiên cứu NLI của Nhật, tổng mức xuất khẩu của sáu thành viên chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng ở mức hai con số vào mỗi tháng năm 2017, chỉ trừ tháng 6.

Tuy nhiên, các dầu hiệu đáng lo ngại đã bắt đầu xuất hiện. Đối với Singapore, quốc gia năm ngoái có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm, trong tháng 1/2018 đã chứng kiến giá trị xuất khẩu sản phẩm điện tử giảm 3,9%, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp giảm. Các mặt hàng công nghệ thông tin, vốn hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu tổng thể, lại phải đối mặt với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng, với tỷ lệ máy tính cá nhân giảm 31% và ổ đĩa giảm 39%.

John Nelson, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Tập đoàn UTAC, nhà cung cấp dịch vụ lắp ráp và thử nghiệm các sản phẩm bán dẫn tại Singapore, cho biết với việc xuất khẩu các sản phẩm liên quan tới điện thoại thông minh giảm sút, thị trường Singapore có thể sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm sản lượng 5-10% trong nửa đầu năm 2018.

Theo Francis Tan, một nhà kinh tế tại United Overseas Bank ở Singapore, các nhà máy hiện ở Trung Quốc đang làm chao đảo các nền kinh tế của Đông Nam Á

Với việc thắt chặt tiền tệ, ông cho rằng liệu tiêu dùng cá nhân có thể hỗ trợ tăng trưởng là mối quan tâm hàng đầu. Một số ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ cân nhắc lãi suất cơ bản sớm, nhằm duy trì khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khi Fed tiếp tục nâng tỷ lệ chuẩn. Vào tháng 1, ngân hàng trung ương Malaysia đã tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong khoảng ba năm rưỡi.

Lãi suất cao hơn có xu hướng làm đóng băng tiêu dùng. Với sự tiêu dùng đang suy yếu ở Indonesia và Philippines, sự sụt giảm ở những nơi khác có lẽ sẽ góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Quỹ tiền tệ quốc tế kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines vẫn duy trì ở mức 5,3% trong năm 2018-2019.

Theo Nikkei/VietnamFinance

Chủ đề Khu kinh tế Vũng Áng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast