Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ họ Lê (tên thường gọi là nhà thờ Lê Ninh) trước đây thuộc làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, nay thuộc thôn Trung Khánh, xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 12/12/1994.

Nhà thờ họ Lê đại tôn ở Đức Thọ được xây dựng từ năm 1915 - 1918, sau khi hợp tự 10 cánh họ. Theo quá trình lịch sử, nhà thờ xuống cấp đã được con cháu tu sửa lại nhiều lần trên khuôn viên diện tích 4.800m2.

Nhà thờ là nơi thờ tự tổ tiên và các danh nhân tiêu biểu của dòng họ có công đức với quê hương, đất nước và dòng tộc. Trước Cách mạng tháng Tám nhà thờ còn là nơi tụ họp diễn thuyết của các văn sỹ yêu nước và là nơi hội họp của các tổ chức đảng ở xã Trung Lễ (cũ).

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Họ Lê là một trong những dòng họ lớn ở Hà Tĩnh, có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời, có nhiều bậc hiền tài học cao hiểu rộng, yêu nước thương dân. Trong đó tiêu biểu có thể kể đến như: chí sỹ yêu nước Lê Ninh (người có công lớn trong phong trào Cần Vương); lãnh tụ Tân Việt cách mạng Đảng Lê Văn Huân (Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Đức Thọ); nhà Toán học Lê Văn Thiêm (GS-TS Toán học đầu tiên của Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam)...

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Trên con đường thôn Trung Khánh, nhà thờ họ Lê đại tôn nổi bật với cổng đại quan mang dáng dấp cổ kính. Cổng được xây dựng vào năm 1933 và được phục chế vào năm 1999.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Nhà thờ họ Lê có quy mô ba tòa chính gồm: hạ điện, trung điện và thượng điện, được bao quanh bởi những hàng cây xanh mát. Ngoài ra ở phía bên cánh trái từ ngoài cổng vào còn có nhà giám từ.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Nhà giám từ xưa kia được dùng để cất giữ đồ thờ, nơi dạy học, chia phần cúng tế của họ; nay được dành để tiếp đón khách, trưng bày các hiện vật truyền thống, các hình ảnh, tài liệu về những người con đỗ đạt cao của dòng họ.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Ở sân nhà thờ, phía hai bên cánh tả và cánh hữu được xây dựng 2 nhà bia. Bên tả là nhà bia trưng bày bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Bên hữu là nhà bia ghi danh tưởng niệm những người con họ Lê có công với đất nước và dòng họ.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Hạ điện nhà thờ gồm 3 gian 2 hồi, tường xây mái lợp ngói vảy,

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Các vì kèo, mái ngói... được chạm khắc tinh tế.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Hạ điện cũng là nơi để các vị cao niên, con cháu trong dòng họ bàn bạc việc của dòng tộc.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Đặc biệt, ở góc trái bên trong hạ điện còn đặt 3 văn bia bằng đá thanh liền khối chữ nhật. Nội dung ghi chép công đức của cử nhân đời thứ 7 Lê Văn Vỹ (quan Án Sát), giải nguyên đời thứ 8 Lê Văn Tự (quan Quản đạo hạng tam phẩm) và cử nhân đời thứ 10 Lê Văn Nhiễu (người có công xây dựng nhà thờ, hợp tự họ).... (Trong ảnh: Văn bia ghi công đức cử nhân đời thứ 10 Lê Văn Nhiễu).

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Trung điện gồm ba gian, dùng để các án thư, lư hương, binh khí, thẻ bài, các bức phù điêu..

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Trung điện có 1 bàn thờ chính với đầy đủ lư hương, đôi chim hạc...

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Thượng điện gồm 3 gian 2 hồi, tường xây lợp ngói vảy, dùng để các long ngai, bài vị và các bệ thờ để lễ vật khi cúng tế.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Đối diện cổng vào nhà thờ là giếng nước hình bán nguyệt rộng 500m2.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Những câu chuyện về truyền thống của dòng họ luôn được các thế hệ cao niên trong dòng tộc trao truyền cho các thế hệ sau này. Từ đó, động viên con cháu viết tiếp những trang sử tự hào, xây dựng dòng họ phát triển, quê hương giàu mạnh.

Độc đáo nhà thờ họ Lê đại tôn - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Hà Tĩnh

Con cháu họ Lê dù ở đâu cũng là một trong những dòng họ luôn đi đầu trong các phong trào, tích cực đóng góp xây dựng quê hương ngày càng phát triển; xứng đáng với truyền thống dòng họ hiếu học, văn hóa.

Từ xưa đến nay, Trung Lễ được gọi là làng tiến sỹ và dòng họ Lê tự hào là dòng họ tiến sỹ. Đến nay, dòng họ Lê ở Trung Lễ có 16 giáo sư, phó giáo sư; 46 vị tiến sỹ, thạc sỹ; hàng trăm bác sỹ, kỹ sư, cử nhân trên các lĩnh vực.

Trong mọi giai đoạn, con cháu dòng họ Lê trên địa bàn luôn tích cực đi đầu thực hiện các phong trào ở địa phương, con cháu xa quê hướng về cội nguồn bằng việc đóng góp nguồn quỹ khuyến học, xây dựng nông thôn mới... Mỗi gia đình trong dòng họ đều thi đua lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cấp ủy, chính quyền xã Lâm Trung Thủy mong rằng, thời gian tới, con cháu họ Lê đại tôn dù đang ở quê hay sinh sống ở đâu đi nữa cũng luôn hướng về cội nguồn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bà Trần Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lâm Trung Thủy

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast