Khi sắc màu lên tiếng

(Baohatinh.vn) - Sống trên đời, được nói là hạnh phúc. Với Lê Quang Lĩnh, nhiệm vụ tưởng như đơn giản đó lại không thể hoàn thành một cách tròn trĩnh. Có sao, với cây vẽ của mình, đôi bàn tay tài hoa của người họa sỹ tàn tật này đã lên tiếng hộ...

Bị căn bệnh bại não quái ác từ khi mới 1 tuổi khiến cơ thể Lê Quang Lĩnh không được như bao người bình thường khác. Từ một người có đôi bàn tay co quắp, không thể cầm nổi vật gì và đôi chân khó cử động, anh đã vươn lên tìm được ánh sáng, niềm tin trong cuộc sống của mình kể từ khi đến với hội họa.
Bị căn bệnh bại não quái ác từ khi mới 1 tuổi khiến cơ thể Lê Quang Lĩnh không được như bao người bình thường khác. Từ một người có đôi bàn tay co quắp, không thể cầm nổi vật gì và đôi chân khó cử động, anh đã vươn lên tìm được ánh sáng, niềm tin trong cuộc sống của mình kể từ khi đến với hội họa.
Đối với chàng họa sĩ có niềm khát khao cháy bỏng với hội họa này, màu sắc chính là tiếng nói trực tiếp, trào tuôn từ tâm hồn người nghệ sĩ, là cầu nối kết nối anh với mọi người. Lê Quang Lĩnh từng chia sẻ, những bức tranh của anh sẽ không bao giờ một màu cả. Nó phải hội tụ được triệu triệu màu sắc trên thế gian này; nó sẽ được tô điểm bằng hàng trăm, hàng tỷ những tia nắng trong cuộc sống này. Trước giá vẽ, Lĩnh luôn cảm thấy vui cùng cây cọ và màu sắc.
Đối với chàng họa sĩ có niềm khát khao cháy bỏng với hội họa này, màu sắc chính là tiếng nói trực tiếp, trào tuôn từ tâm hồn người nghệ sĩ, là cầu nối kết nối anh với mọi người. Lê Quang Lĩnh từng chia sẻ, những bức tranh của anh sẽ không bao giờ một màu cả. Nó phải hội tụ được triệu triệu màu sắc trên thế gian này; nó sẽ được tô điểm bằng hàng trăm, hàng tỷ những tia nắng trong cuộc sống này. Trước giá vẽ, Lĩnh luôn cảm thấy vui cùng cây cọ và màu sắc.
Không biết liệu cuộc sống của Lĩnh sẽ thế nào nếu như anh không gặp được hội họa. Chính hội họa đã mở ra một cuộc sống khác, xoa dịu những nỗi đau của chàng trai khuyết tật này. Lĩnh tự nhận thức được rằng những khó khăn, nghiệt ngã của cuộc sống là thứ không thể nào trốn tránh được và anh cần phải đối đầu với nó. Vậy nên, anh sẽ thưởng thức chúng một cách lạc quan nhất trong điều kiện có thể.
Không biết liệu cuộc sống của Lĩnh sẽ thế nào nếu như anh không gặp được hội họa. Chính hội họa đã mở ra một cuộc sống khác, xoa dịu những nỗi đau của chàng trai khuyết tật này. Lĩnh tự nhận thức được rằng những khó khăn, nghiệt ngã của cuộc sống là thứ không thể nào trốn tránh được và anh cần phải đối đầu với nó. Vậy nên, anh sẽ thưởng thức chúng một cách lạc quan nhất trong điều kiện có thể.
Cảm hứng sáng tác trong hội họa giúp Lĩnh tạo nên nhiều tác phẩm đa dạng về chủ đề, cách thể hiện. Có người vẽ cảnh thiên nhiên muôn màu, có người lại thích vẽ những góc phố nhỏ nhưng với Lĩnh thì trẻ em mới là nguồn cảm hứng bất tận. Lũ trẻ cũng là những người bạn đặc biệt và gợi cho anh những cảm xúc mãnh liệt nhất khi nhớ về tuổi thơ. Bởi vậy, mong ước của anh là tổ chức một cuộc triển lãm những bức tranh về trẻ em mà anh vẽ và toàn bộ số tiền bán tranh sẽ giúp đỡ những đứa bé có số phận không may mắn.
Cảm hứng sáng tác trong hội họa giúp Lĩnh tạo nên nhiều tác phẩm đa dạng về chủ đề, cách thể hiện. Có người vẽ cảnh thiên nhiên muôn màu, có người lại thích vẽ những góc phố nhỏ nhưng với Lĩnh thì trẻ em mới là nguồn cảm hứng bất tận. Lũ trẻ cũng là những người bạn đặc biệt và gợi cho anh những cảm xúc mãnh liệt nhất khi nhớ về tuổi thơ. Bởi vậy, mong ước của anh là tổ chức một cuộc triển lãm những bức tranh về trẻ em mà anh vẽ và toàn bộ số tiền bán tranh sẽ giúp đỡ những đứa bé có số phận không may mắn.
Mỗi lúc muốn rời khỏi căn phòng làm việc thường ngày để vẽ tranh phong cảnh, anh lại phải tự lọ mọ một mình gấp lại chiếc giá đỡ, xếp lại những lọ màu ngay ngắn rồi cùng bác xe ôm lên đường. Đây vừa là người lái xe quen thuộc và cũng là một người bạn đặc biệt của Lĩnh
Mỗi lúc muốn rời khỏi căn phòng làm việc thường ngày để vẽ tranh phong cảnh, anh lại phải tự lọ mọ một mình gấp lại chiếc giá đỡ, xếp lại những lọ màu ngay ngắn rồi cùng bác xe ôm lên đường. Đây vừa là người lái xe quen thuộc và cũng là một người bạn đặc biệt của Lĩnh
Nhiều lúc đi ra ngoài không chỉ để vẽ tranh phong cảnh, anh còn dành thời gian để vẽ ký họa cho những người xung quanh. Những bức ký họa của anh không chỉ đem đến niềm vui cho mọi người mà còn mang lại niềm hạnh phúc cho chính anh bởi một điều thật giản dị “Tôi yêu những con người sống giản dị xung quanh tôi!”
Nhiều lúc đi ra ngoài không chỉ để vẽ tranh phong cảnh, anh còn dành thời gian để vẽ ký họa cho những người xung quanh. Những bức ký họa của anh không chỉ đem đến niềm vui cho mọi người mà còn mang lại niềm hạnh phúc cho chính anh bởi một điều thật giản dị “Tôi yêu những con người sống giản dị xung quanh tôi!”
Nếu dùng nghệ thuật để hòa nhập với thế giới rộng lớn ngoài kia thì chiếc máy tính bảng này là phương tiện giúp Lĩnh trao đổi với mọi người trên mạng xã hội. Hình ảnh một chàng trai với 3 ngón tay trái, cố gắng gõ từng chữ một để giao lưu với những người bạn khắp các vùng miền đã khiến người khác phải khâm phục.

Nếu dùng nghệ thuật để hòa nhập với thế giới rộng lớn ngoài kia thì chiếc máy tính bảng này là phương tiện giúp Lĩnh trao đổi với mọi người trên mạng xã hội. Hình ảnh một chàng trai với 3 ngón tay trái, cố gắng gõ từng chữ một để giao lưu với những người bạn khắp các vùng miền đã khiến người khác phải khâm phục.

Đường đến nghệ thuật của chàng họa sĩ đầy bản lĩnh đã trải qua quá nhiều đau khổ, tuyệt vọng và cả cô đơn nhưng anh đã chứng tỏ tài năng cũng như đam mê của mình. Giải nhất Cuộc thi Vẽ tranh "Alaxan - Chiến thắng nỗi đau" năm 2006, giải đặc biệt Cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật do Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) năm 2011, giải nhì vẽ tranh trừu tượng với đề tài "Mở cửa bước ra thế giới" của Tổ chức Education First (EF) và nhiều giải thưởng khác là minh chứng rõ nhất.
Đường đến nghệ thuật của chàng họa sĩ đầy bản lĩnh đã trải qua quá nhiều đau khổ, tuyệt vọng và cả cô đơn nhưng anh đã chứng tỏ tài năng cũng như đam mê của mình. Giải nhất Cuộc thi Vẽ tranh "Alaxan - Chiến thắng nỗi đau" năm 2006, giải đặc biệt Cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật do Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) năm 2011, giải nhì vẽ tranh trừu tượng với đề tài "Mở cửa bước ra thế giới" của Tổ chức Education First (EF) và nhiều giải thưởng khác là minh chứng rõ nhất.
“Có những ngày tuyệt vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau” là câu nói nổi tiếng của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà Lê Quang Lĩnh yêu thích nhất và cũng thật đúng với cuộc đời của anh. Hội họa là nơi anh đã gửi gắm mọi tâm tư, tình cảm và cả những ước mơ, hoài bão. Anh có cơ thể không như những người bình thường khác thì sao? Đó cũng là những vệt màu không hoàn hảo của cuộc đời…
“Có những ngày tuyệt vọng đến cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau” là câu nói nổi tiếng của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn mà Lê Quang Lĩnh yêu thích nhất và cũng thật đúng với cuộc đời của anh. Hội họa là nơi anh đã gửi gắm mọi tâm tư, tình cảm và cả những ước mơ, hoài bão. Anh có cơ thể không như những người bình thường khác thì sao? Đó cũng là những vệt màu không hoàn hảo của cuộc đời…

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast