Chuyện lớp “học không giáo viên” ở trường Tiểu học Cẩm Trung

Năm học 2012-2013, Trường Tiểu học Cẩm Trung có 18 lớp học nhưng do Phòng Giáo dục tắc trách trong thực hiện luân chuyển cán bộ nên trường này bị thiếu một giáo viên văn hoá, dẫn đến học sinh lớp 2B trường này đã gần như phải “học chay” từ đầu năm học đến ngày 17/9/2012.

Học sinh lớp 2B đã gần như phải “học chay” từ đầu năm học đến ngày 17/9/2012.

Năm học 2012-2013, mặc dù cũng được khai giảng từ đầu năm như các lớp khác, nhưng mãi

đến ngày 17/9, lớp 2B trường Tiểu học Cẩm Trung mới chính thức có giáo viên đứng lớp. Nhiều phụ huynh bức xúc đã kéo đến nhà trường để “đòi” quyền lợi cho con họ. Một phụ huynh bức xúc: “Con gái tôi học lớp 2B. Ban đầu thấy cháu viết chữ được, chữ mất, cứ nghĩ là cháu nó theo không kịp nên tôi đã lấy bộ sách ở nhà, bắt cháu ghi chép đầy đủ. Thế nhưng, một hôm, tôi hỏi, cô giáo con tên gì, thì cháu bảo là cháu không biết, vì lớp cháu khi thì thầy dạy, khi thì cô dạy và có khi thì… ngồi chơi. Tôi thắc mắc, chạy lên trường hỏi thì mới biết là lớp con tôi không có cô đứng lớp chính nên thầy hiệu phó và cô hiệu trưởng thay nhau dạy thay. Vì dạy thay nên bữa được bữa mất, do đó, chúng tôi phản đối với nhà trường. Và, ngày 17/9 đã có cô Thanh về đứng lớp dạy lớp 2B. Tôi cũng không hiểu nổi, tại sao lại có chuyện hy hữu thế này ở ngành Giáo dục Cẩm Xuyên”. Còn cô giáo Nguyễn Thị Khương, hiệu trưởng trường Tiểu học Cẩm Trung thì cho biết: “Việc này, Nhà trường hoàn toàn bị động. Trước tình thế này, bản thân tôi và thầy Huế hiệu phó phải thay nhau đứng lớp 2B. Tuy nhiên, do đầu năm quá nhiều công việc, quá bận bịu, nên thú thật là không thể đảm bảo dạy đúng dạy đủ được, mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức. Chúng tôi sẽ bố trí dạy bù cho các em trong vài ngày tới”.

Làm việc với Phòng Giáo dục Cẩm Xuyên, được biết, mấy năm nay, huyện Cẩm Xuyên thực hiện chế độ cho giáo viên “đi nghiã vụ” tại một số trường học được cho là khó khăn, trong đó có trường Tiểu học Cẩm Trung. Có nghĩa là, những vùng xa xôi trung tâm huyện, trung tâm thành phố, các giáo viên trong toàn huyện sẽ phải điều về dạy tại đây 2 năm, sau đó chuyển đi trường khác. Năm học 2011-2012, một giáo viên ở đây hết nghĩa vụ, chuyển đi trường khác nên trường Tiểu học Cẩm Trung thiếu hẳn một giáo viên văn hoá trực tiếp đứng lớp. Vì vậy, ngày 13 tháng 8 năm 2012, UBND huyện Cẩm Xuyên đã có Quyết định số 4523/QĐ-UBND, do Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bảo Ngọc ký, thuyên chuyển bà Võ Thị Nga, công tác tại trường Tiểu học Cẩm Thạch 1 về công tác tại trường Tiểu học Cẩm Trung, kể từ ngày 16/8/2012. Tuy nhiên, ngày 17/8/2012, bà Nga lại có đơn xin miễn thuyên chuyển vì có lý do đặc biệt. Đơn của bà Nga được chấp nhận và trường Tiểu học Cẩm Trung vẫn chưa được bổ sung giáo viên.

Lẽ đương nhiên, việc thuyên chuyển cán bộ giáo viên đi - đến đều do Phòng Giáo dục tham mưu

Ông Đặng Quốc Hà: “Trách nhiệm một phần thuộc về chúng tôi. Tuy nhiên, đầu năm học quá bận bịu, nhiều giáo viên ốm đau, bệnh tật… nên gặp khó khăn trong công tác luân chuyển”.
Ông Đặng Quốc Hà: “Trách nhiệm một phần thuộc về chúng tôi. Tuy nhiên, đầu năm học quá bận bịu, nhiều giáo viên ốm đau, bệnh tật… nên gặp khó khăn trong công tác luân chuyển”.

lên UBND huyện ký nên Phòng nắm rất rõ, vì thế, Phòng phải ngay lập tức làm quy trình bổ sung giáo viên khác về trường Tiểu học Cẩm Trung để đảm bảo công tác dạy, học ở trường này. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, Phòng Giáo dục Cẩm Xuyên “lơ đãng” hay UBND huyện Cẩm Xuyên “lơ đãng” vấn đề này mà trong khi cô giáo Võ Thị Nga có đơn xin miễn thuyên chuyển từ rất sớm (từ ngày 17/8) và được chấp nhận nhưng mãi đến ngày 5/9, ông Đặng Quốc Hiền -Trưởng Phòng Giáo dục Cẩm Xuyên mới ký danh sách trình cô Nguyễn Thị Thanh lên UBND huyện đề nghị chuyển công tác về trường Tiểu học Cẩm Trung (thay thế cố Nga-PV). Và, không biết đường đi nước bước của các quy trình này như thế nào mà mãi đến ngày 13/9, UBND huyện Cẩm Xuyên mới có quyết định điều cô Nguyễn Thị Thanh về bổ sung cho trường Tiểu học Cẩm Trung, trong khi trường Tiểu học Cẩm Trung đã nhiều lần báo cáo Phòng Giáo dục về tình trạng thiếu giáo viên và xin bổ sung để bảo đảm công tác dạy học!

Làm việc với chúng tôi, ông Đặng Quốc Hà - Phó Trưởng Phòng Giáo dục huyện Cẩm Xuyên thừa nhận rằng, trách nhiệm này có phần thuộc về Phòng, nhưng cũng biện hộ rằng, đầu năm, Phòng quá bận bịu; hơn nữa, năm nay không được bổ sung giáo viên mới, nhiều giáo viên ốm đau, bệnh tật… nên việc thuyên chuyển gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh việc bố trí giáo viên bổ sung quá chậm trễ khiến học sinh phải ‘học chay” này, bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc- Phó Chủ tịch phụ trách mảng văn hoá- xã hội UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Trách nhiệm này thuộc về phòng Giáo dục. Quyết định lên đến tôi, tôi ký ngay trong ngày, chậm lắm là ngày thứ hai. Chúng tôi đang yêu cầu phòng Giáo dục tường trình và sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của Phòng trong tuần này”.

Việc một lớp học khai giảng từ đầu năm nhưng mãi đến ngày 17/9 mới chính thức có cô giáo đứng lớp, khiến phụ huynh và dư luận không khỏi bức xúc. Họ bức xúc vì sự tắc trách của phòng Giáo dục Cẩm Xuyên, của cán bộ, của những người công bộc của dân và sự thờ ở đối với sự nghiệp trồng người trong vụ việc này. Đơn xin miễn chuyển công tác của cô Nga viết từ ngày 17/8; nếu ngay khi cho cô Nga miễn luân chuyển, phòng Giáo dục lập tức trình danh sách cô Thanh lên phòng Nội vụ và phòng Nội vụ trình UBND huyện, UBND huyện ký sớm thì đâu đến nỗi học sinh phải chịu thiệt thòi và để lại dư luận không hay như thế! Dư luận cũng lo ngại rằng, với chính sách “đi nghĩa vụ” vùng khó khăn này, liệu có xảy ra cơ chế xin - cho và tình trạng tiêu cực?! Và, trong vụ việc này, liệu có phải là một hệ luỵ của cơ chế này?!. Đề nghị UBND huyện Cẩm Xuyên làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiệm những tổ chức, cá nhân tắc trách gây ra sự cố không đáng có này.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast