Những quyết sách làm lay chuyển ngành giáo dục

2013 là một năm có nhiều quyết sách quan trọng có sức ảnh hưởng làm lay chuyển ngành giáo dục trong những năm tới.

Ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Ảnh: Lê Anh Dũng

Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) có nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu của đổi mới lần này là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu cho từng cấp học: hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, miễn học phí mầm non trước năm 2020, hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015, phấn đấu đến năm 2020, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương…

Để thực hiện tốt công cuộc đổi mới, Nghị quyết cũng đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ chốt.

Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015

Theo đề án Đổi mới chương trình – sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, giai đoạn 2014-2015 Bộ GD-ĐT phải hoàn thành việc xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học thử nghiệm.

Ảnh: Tiền Phong

Ảnh: Tiền Phong

Dự thảo lần 1 của Đề án nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ” và “dạy người”, tiếp cận nghề nghiệp. Chương trình sau năm 2015 không phủ nhận hoàn toàn chương trình hiện hành, mà sẽ mang tính kế thừa, phát huy. Sự thay đổi sẽ được tiến hành tổng thể, nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, tăng cường tích hợp ở cấp tiểu học và cấp THCS, phân hóa sâu ở cấp THPT.

Bộ GD&ĐT cũng đưa ra một quan điểm mới trong Đề án: dần tiến tới việc đa dạng sách giáo khoa để linh hoạt, phù hợp với từng vùng miền, đối tượng học sinh. Theo kế hoạch, việc thực hiện Đề án sẽ bắt đầu từ năm 2014 theo cách cuốn chiếu theo cấp học, bắt đầu thử nghiệm từ lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6 và lớp 10).

Giao quyền tự chủ cho các trường đại học

Luật giáo Giáo dục đại học đã có quy định về việc giao quyền tự chủ cho các trường đại học. Ngày 12/12, Bộ GD-ĐT cũng công bố dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ áp dụng cho năm 2014. Theo đó, các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng tối đa 2 lần trong năm vào thời gian do Bộ GD-ĐT quy định.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, để giúp các trường chưa thực hiện tuyển sinh riêng, trong vòng 3 năm tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh “3 chung”. Những trường tổ chức tuyển sinh riêng sẽ tự lựa chọn phương thức thi tuyển được Bộ xác nhận là đáp ứng các yêu cầu quy định.

Hiện đã có 5 trường gửi phương án tuyển sinh riêng tới Bộ GD-ĐT.

Đổi mới các trường sư phạm

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định việc đổi mới căn bản, toàn diện phải bắt đầu từ việc đổi mới ngay trong các trường sư phạm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo ông, giáo viên chính là “cái máy” để tạo ra sản phẩm. Phương pháp giáo dục mới sẽ thay đổi chức năng của người thầy, không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà sẽ tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học.

Mới đây, đại diện 6 trường sư phạm cử sang Hàn Quốc để học hỏi kinh nghiệm.

Ban hành Luật Giáo dục đại học

Luật giáo dục đại học được ban hành với tỷ lệ phiếu ủng hộ cao mặc dù có ý kiến cho rằng luật này cón “né” một số vấn đề về cơ cấu hệ thống giáo dục đào tạo cũng như kỷ lục về việc khó hoàn thành các văn bản hướng dẫn dưới Luật đúng thời hạn.

Quy định liên thông gây tranh cãi

Nhằm hạn chế tình trạng đào tạo liên thông, liên kết tràn lan trong các trường đại học và trường nghề, Bộ GD&ĐT đã ban hànhquy định mới về việc học liên thông. Theo đó, quy định này đưa ra yêu cầu người muốn học liên thông nếu tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng sẽ phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với những người tốt nghiệp đã đủ 36 tháng sẽ dự thi 3 môn do cơ sở giáo dục tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.

Quy định này được cho là có ảnh hưởng lớn đối với một bộ phận học sinh, sinh viênvà gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn giữ lập trường của mình và đặt thời gian hiệu lực bắt đầu từ 7/2/2013.

Olympic Toán học quốc tế thắng lớn

Ảnh: VOV

Ảnh: VOV

Đoàn Việt Nam tại cuộc thi Olympic Toán học quốc tế diễn ra ở Colombia đã mang về 3 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc, xếp thứ 7 chung cuộc trong 97 quốc gia tham gia. Thứ hạng năm 2013 của Việt Nam đã tăng 2 bậc so với năm 2012.

Một trong những lý do của thành tích này là do Bộ GD-ĐT đã thay đổi cách lựa chọn học sinh tham dự kỳ thi Olympic 2013.

Xếp hạng cao trong PISA

Năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia khảo sát chất lượng quốc tế PISA đối với học sinh 15 tuổi ở 3 nội dung: Toán, Khoa học và Đọc hiểu. Vị trí thứ 17/65 quốc gia là mộtbất ngờ lớn đối với Việt Nam, vượt qua nhiều quốc gia có mức đầu tư cho giáo dục lớn gấp hàng chục lần Việt Nam.

Bảng xếp hạng PISA

Bảng xếp hạng PISA

Thứ hạng này của Việt Nam được các chuyên gia giáo dục, các tờ báo quốc tế đánh giá cao và dành nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều cho rằng chúng ta không nên “vội mừng” trong khi chất lượng người lao động của Việt Nam vẫn ở mức yếu kém.

  • Nguồn: Vietnamnet.vn

Nguyễn Hiền – Nguyễn Thảo

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast