Niềm vui từ những ngôi trường mới

Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 của Chính phủ thực sự là một luồng gió mới thổi vào mảnh đất hiếu học nhưng nghèo như Hà Tĩnh...

Có lẽ chưa bao giờ, các em học sinh vùng sâu, vùng xa của trường THCS Hương Lâm lại háo hức bước vào năm học mới như năm nay. Trên vùng đất xa xôI, khó khăn này giờ đây đang hiện hữu một ngôi trường 2 tầng 6 phòng học khang trang thay thế cho những lớp học tạm bợ, xuống cấp và chật chội. Em Đinh Thị Trang hồ hởi nói: “Thích lắm chú ạ. Bây giờ chúng cháu đã có thể ngồi học trong những lớp học sạch đẹp như các bạn dưới xuôi”. Cũng trong giai đoạn này, trường THCS Hương Lâm còn được đầu tư 5 phòng ở cho giáo viên. Với nguồn đầu tư này, về cơ bản, các thầy cô đã ổn định được chổ ở. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền – quê ở Can Lộc tâm sự: “Em lên đây dạy học đã 3 năm, trước toàn phảI ở nhà dân hoặc phòng tập thể của trường vừa chật chội, thiếu thống đủ bề, nhất là điện chiếu sáng để soạn giáo án. Nhiều khi không khỏi chạnh lòng. Bây giờ thì có thể chuyên tâm với nghề dạy học rồi, “an cư - lạc nghiệp” mà”.

Niềm vui từ những ngôI ngôi trường mới của giáo viên và học sinh xã Hương Lầm cũng chính là niềm vui của rất nhiều thầy - trò các xã Hương Giang, Hương Vĩnh, Phương Điền, Hương Trạch, Hương Đô…Đặc biệt, vùng rốn lũ Phương Mỹ, từ xưa đến nay người dân luôn phảI vật lộn với biết bao khó khăn cách trở khi mùa lũ đến để tìm con chữ thì một ngôI trường 2 tầng 8 phòng học là một nguồn động viên quý giá cho vùng đất hiếu học này.

Với ngành giáo dục Vũ Quang, Đề án Kiên cố hóa trường học đã trở thành một cây cầu vững chắc nối bờ dạy - học. Với nguồn vốn gần 7 tỉ đồng đã giúp lãnh đạo địa phương tìm ra lời giảI cho bài toán về hạ tầng cơ sở của huyện miền núi non trẻ. Đặc biệt là nhà công vụ cho giáo viên - những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Ông Phan Đức Cung - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “ Trong lộ trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia, với điều kiện kinh tế của địa phương, để xây dựng được cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu là rất khó khăn. Với chương trình này, huyện đã tích cực triển khai, mặc dù bước đầu còn nhiều khó khăn nhưng tôI tin rằng, tất cả đã đI đúng hướng bởi ý nghĩa, mục đích của đề án này lớn lắm. Mong rằng trong thời gian tới, Vũ Quang được các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn để phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương”.

Khởi công xây dựng KTX Đại học Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Hoài

Theo báo cáo của Sở GD - ĐT, giai đoạn 2008 – 2012, Hà Tĩnh cần phảI xây dựng gần 3000 phòng học (thay thế 322 phòng học tạm thời, 2667 phòng học củ, đã bị xuống cấp) và 1610 phòng công vụ. Từ nguồn tráI phiếu Chính phủ, toàn tỉnh sẽ được đầu tư gần 420 triệu đồng (chưa kể nguồn vốn đối ứng hơn 100 tỷ đồng). Trong 2 năm 2008 - 2009, Hà Tĩnh đã đầu tư gần 300 tỷ đồng để xây dựng 183 công trình gồm 961 phòng học và 196 nhà công vụ trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, nhìn chung đề án đã được tổ chức triển khai đúng quy trình, các hạng mục thi công được thực hiện đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Trong đó, nổi bật nhất là các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Kỳ Anh đã thực hiện tương đối tốt về qua trình đầu tư xây dựng và giảI ngân nguồn vốn. Thầy Quốc Anh - Trưởng phòng GD -ĐT huyện Kỳ Anh cho biết: “Thực hiện đề án, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, khảo sát tình hình cụ thể của các trường học và tính toán, phân bổ nguồn vốn theo đúng nhu cầu thực tế của mỗi địa phương. Trong quá trình thi công các công trình, Ban Chỉ đạo huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc nhà thầu, đơn vị thi công và giám sát thực hiện đúng các tiểu chí đề ra, gấp rút hoàn thành các hạng mục theo đúng thời hạn. Đến nay, có 18/21 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhờ đó, năm học này, chúng tôI đã phần nào bớt được gánh nặng về nỗi lo trường lớp”.

Có thể nói, đề án đầu tư kiên cố hóa trường học, phòng công vụ là một chủ trương mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Tất cả những kết quả đạt được đã vẽ nên một bức tranh nhiều gam màu sáng về đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những khoảng tối cần được các cấp, ngành và mỗi cá nhân, đơn vị tập trung khắc phục, tìm giảI pháp tháo gỡ. Trong đó, vướng mắc nhất hiện nay của các địa phương khi được hưởng lợi từ đề án vẫn là phần vốn đối ứng. Theo quy định, ở các xã miền núi, vốn đối ứng là 10%, các xã đồng bằng, tỉ lệ là 20% và địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn là 30%. Với nguồn ngân sách hạn hẹp, nhất là với những xã nghèo, tìm nguồn vốn đối ứng là một bài toán nan giải. Theo quy định, không được thu từ nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh nên nhiều địa phương, chỉ vì kiên cố hóa trường học mà “chính quyền thành con nợ”. Ông Lê Đăng Liệu - Chủ tịch UBND xã Thạch Long tâm sự: Để có được các công trình trường học đáp ứng nhu cầu của con em địa phương, xã đang phảI gồng mình lãnh nợ. Chỉ riêng việc xây dựng trường học bằng nguồn tráI phiếu Chính phủ, xã phảI đối ứng hơn 500 triệu đồng. Đến nay, trường đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng nguồn đối ứng không biết đến bao giờ và lấy nguồn nào để trả”.

Bên cạnh đó, việc phân cấp chủ đầu tư cho cấp xã là chưa thực sự hợp lý vì cán bộ xã là những người kiêm nhiệm, năng lực quản lý đầu tư chưa đủ tầm nên việc tổ chức giám sát, kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến một số chủ đầu tư cố tình vi phạm, thi công kém chất lượng mà vụ việc sập tường dẫn đến hậu quả chết người ở xã Thịnh Lộc là một điển hình. Hay như tại trường Mầm non Đức Lĩnh, chủ đầu tư đã sơ suất trong xét năng lực thi công của nhà thầu để rồi khi thi công đổ trụ bê tông, xã đã buộc làm lại mấy lần mà những chiếc trụ vẫn “cong như cổ ngỗng”. Một thực tế đặt ra nữa là mặc dù Đề án có quy đinh, trên cơ sở mẫu thiết kế chung, chủ đầu tư nghiên cứu bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương nhưng hầu như các chủ đâu tư đều không giám vì không đủ năng lực để thay đổi. Vì vậy, phòng công vụ cho giáo viên theo định mức đầu tư 150 triệu đồng /phòng là chưa hợp lý. Một cô giáo ở Hương Khê cho biết: Trường em có gần 30 giáo viên nội trú mà chỉ được đầu tư 5 phòng. Mỗi phòng chỉ ở được 2 người mà xây hết 150 triệu đồng là quá lãng phí. Giáo viên bọn em không cần sang trọng thế đâu, chỉ tiện nghi là được rồi”.

Có thể nói, giai đoạn 2008 - 2012 của đề án kiên cố hóa trường học, phòng công vụ cho giáo viên 2 năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Hy vọng rồi đây, đề án này sẽ được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và sát thực tế hơn nữa để sự nghiệp trồng người trên đất Hà Tĩnh ngày càng gặt háI được nhiều thành công, xứng tầm miến đất học.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast