Từ “lớp học ê a” ở Hà Nội, nghĩ đến thực trạng giáo dục nước ta

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao về cái lớp học luyện thi đại học (ĐH) môn Văn hy hữu ở Trung tâm Luyện thi Dịch Vọng quận Cầu Giấy (Hà Nội) do phóng viên báo Dân Trí đưa tin cùng đoạn video clip...

Tôi không muốn bàn luận gì về cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, về 1.000 học sinh (HS) sẽ là sĩ tử kì thi ĐH sắp tới, chen chúc trong lớp, đồng thanh đọc theo từng lời cô phần mở bài một bài văn mẫu và về những vị phụ huynh đã gửi con mình theo học ở đó. Vấn đề là từ lớp học này, khiến chúng ta phải suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Liệu lớp luyện thi này có đem lại hiệu quả như phụ huynh mong muốn? Nguồn: InfonetLiệu lớp luyện thi này có đem lại hiệu quả như phụ huynh mong muốn? Nguồn: Infonet

Thi cử là thước đo, hơn thế, là “thuốc thử màu” bộc lộ tính chất, bản chất của nền giáo dục một quốc gia. Ở nước ta, ai quan tâm giáo dục đều không khó nhận ra: các kì thi, từ các cấp học ở phổ thông cho đến ĐH, hệ thống đề ra thiên kiểm tra trí nhớ, còn hàm lượng trắc nghiệm óc suy luận, trí thông minh của HS thì rất ít.

Lại nữa, do chiếu cố thực trạng học lực của HS ngày nay hay do sợ “quá tải”… mà đề thi một số môn như môn Văn, ngay phần đọc thêm trong sách giáo khoa (SGK) cũng không được đưa vào, nói chi văn bản bên ngoài như trước đây vẫn ra. Chính vì vậy, đề thi các năm cứ phải lặp đi lặp lại chỉ mấy văn bản. Do đó, tình trạng dạy và học rập khuôn, máy móc, học vẹt, cô đọc - trò chép, học thuộc lòng, làm bài theo mẫu diễn ra hầu như phổ biến!

Còn nhớ chưa lâu, ở kỳ thi ĐH, một thí sinh ở Huế có bài văn đạt điểm 10, nhưng về sau mới biết chép thuộc lòng bài mẫu trong tài liệu (!?). Vì vậy, “sự kiện” cô giáo bắt cả lớp luyện thi ê a bài văn mẫu ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến đáng trách ít mà đáng thương thì nhiều!

Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân sâu xa hơn của vấn nạn này, ta sẽ tìm thấy nguyên nhân ở mục tiêu giáo dục, triết lý giáo dục của chúng ta. Phải chăng, nền giáo dục của chúng ta hiện nay chưa lấy cứu cánh là đào tạo con người với tư cách là một cá nhân - cá thể, tồn tại và phát triển những năng lực người của mình để thực sự sống và phụng sự?

Phải chăng, mục tiêu giáo dục của chúng ta trao và giao cho lớp trẻ quá nhiều sứ mệnh khi họ không được quan tâm và chưa được trau dồi cái bản thể của mình?
Phải chăng, mục tiêu giáo dục của chúng ta trao và giao cho lớp trẻ quá nhiều sứ mệnh khi họ không được quan tâm và chưa được trau dồi cái bản thể của mình?

Và phải chăng, do đó, mục tiêu giáo dục của chúng ta trao và giao cho lớp trẻ quá nhiều sứ mệnh khi họ không được quan tâm và chưa được trau dồi cái bản thể của mình.

Điều chỉnh mục tiêu, triết lý của nền giáo dục thì kéo theo đó, như một logic tất yếu, việc soạn thảo chương trình, SGK, việc dạy - học, thi cử - đánh giá, việc đào tạo và dùng người… được thay đổi kéo theo.

Tôi nghĩ rằng, lâu nay, trên các phương tiện truyền thông, chúng ta bàn nhiều về các vấn nạn của ngành GD-ĐT, nhưng chủ yếu mới đề cập những gì trên ngọn mà chưa đụng đến gốc vấn đề, ấy là mục tiêu giáo dục, triết lý đào tạo con người.

Như rất nhiều người dõi theo sự vận hành của việc dạy và học, của đề thi, thi cử - đánh giá, của SGK và nhiều hoạt động khác của ngành GD-ĐT hiện nay, lại ở trong ngành ngót 40 năm, tôi chiêm nghiệm, suy ngẫm nêu lên một số nhận định trong bài viết này về GD-ĐT. Còn giải pháp thay đổi nền GD-ĐT hiện nay, đó là một vấn đề rất trọng đại, cần những trái tim, đầu óc lớn, chúng tôi không đủ điều kiện đề cập ở đây. Chỉ biết rằng: sự thay đổi mang tính cách mạng này cần phải giải quyết từ gốc và có tính hệ thống.

Đó là nguyên tắc bất di bất dịch! Toàn xã hội ta đang nóng lòng chờ sự thay đổi mang tính chiến lược này…

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast