Cúng ông Công, ông Táo - nét đẹp văn hóa của người Việt

Thế gian một vợ, một chồng,

Không như vua bếp, hai ông một bà

Thần Bếp hay còn gọi là ông Táo, Táo quân, ông Công, ông vua Bếp.

Mua bánvàng mã...

Mua bánvàng mã...

Ông Táo có nhiệm vụ ghi chép tất cả những hành vi và lời nói của những người ở trong gia đình thần trông nom. Hàng năm cứ vào ngày hai mươi ba tháng chạp ông Táo, cưỡi cá chép về trời tâu với Ngọc Hoàng thượng đế trong một bản tường trình gọi là Sớ Táo quân nói về những chuyện đã xẩy ra trong năm qua của gia chủ và những việc thiện ác của nhân gian. Tùy theo lời ông Táo tâu trong sớ mà gia đình ông Táo đang ở trong năm tới sẽ gặp được sự lành hay dữ. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép lại như sau:Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền và cãi nhau.Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ dễ nào quên. Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang. Họ đang hàn huyên thì bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi mới nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để cốt lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm vì đường xa mỏi mệt ấy bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi, thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết.

Ngọc Hoàng động lòng thương thấy ba người đều có nghĩa nên mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc. - Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp. - Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà. - Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay ông Trời), nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công.

Theo phong tục dân gian, vào ngày 23 tháng chạp hàng năm dân chúng chính thức tiễn ông Táo về trời báo cáo công việc trần gian trong năm qua cho Ngọc Hoàng Ðể đưa tiễn ông Táo về chầu trời, người ta làm lễ cúng tiễn gọi là Chạp ông Công. Ðồ cúng ông Táo ngoài khoanh giò, chiếc bánh chưng xanh, quần áo cho ông Công ông Táo, quan Thần linh là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ còn có thêm tiền vàng, hoa quả, cá chép... nói chung là cũng tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo Quân. Tuy nhiên tâm lý chung của mọi người là mỗi năm mới có một ngày Táo quân về trời báo cáo tình hình làm ăn của gia chủ dưới hạ giới nên dù khó khăn cũng phải sắm cái lễ cho thật sung túc. Khác với người Việt, người Trung Hoa có thêm món mật mía, cầu mong ông Táo nói toàn những chuyện ngọt như đường như mật cho Ngọc Hoàng nghe.

và cá chép dùng cho lễ cúng Ông Táo

Theo nhiều gia đình, nét đẹp nhất của ngày 23 tháng Chạp là tục phóng sinh. Cá chép sống loại nhỏ sau khi cúng ông Táo được đem ra hồ hoặc sông lớn chỗ nước sâu và sạch để thả. Có người cẩn thận hơn thì mua chim sẻ về để phóng sinh. Ngày trước, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép kho hay rán. Thế nhưng tục này đã được "chuyển thể" từ cá chép nấu chín thành cá chép sống và bây giờ là cá giấy để đốt hoá vàng. Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ở mỗi vùng miền lại có cách cúng ông Công, ông Táo khác nhau. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời. Để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc và Miền Trung người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long"nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast