Ngày Xuân, “bước tới đèo Ngang”...

(Baohatinh.vn) - Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan vắt qua dãy Hoành Sơn, xưa là ranh giới giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài, nay là điểm giáp giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với độ hiểm trở và vẻ đẹp thiên nhiên mê đắm, đèo Ngang - Hoành Sơn Quan đang là điểm đến đầy "huyền thoại" dành cho dân "phượt".

Thắng cảnh kỳ vĩ, tươi đẹp của Hoành Sơn Quan - đèo Ngang vẫn vẹn nguyên với “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” Toàn cảnh đèo Ngang - ảnh: GoogleMap

Thắng cảnh kỳ vĩ, tươi đẹp của Hoành Sơn Quan - đèo Ngang vẫn vẹn nguyên với “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Thắng cảnh kỳ vĩ, tươi đẹp của Hoành Sơn Quan - đèo Ngang vẫn vẹn nguyên với “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” Toàn cảnh đèo Ngang - ảnh: GoogleMap

Toàn cảnh đèo Ngang - ảnh: GoogleMap

Theo sử cũ, tên gọi Đèo Ngang xuất hiện dưới thời vua Lê Đại Hành (980-1005). Năm 1500, Hoành Sơn - Đèo Ngang là ranh giới giữa Đàng Trong - Đàng Ngoài. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ của trục đường bộ Bắc - Nam. Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan trên đỉnh Đèo Ngang, cao 4m, phía trên đắp nổi 3 chữ: “Hoành Sơn Quan”. Năm 1838, thắng cảnh Đèo Ngang được khắc vào Huyền đỉnh đặt tại Đại Nội - Huế.

Năm 2004, hầm đường bộ đèo Ngang xuyên qua dãy Hoành Sơn được khánh thành đưa vào sử dụng nên phần đường bộ cũ qua đèo Ngang có chiều dài 6km, cao 256m chỉ dành cho xe tải siêu trường siêu trọng và khách du lịch đam mê khám phá, chinh phục thiên nhiên.

Đèo Ngang có địa thế cheo leo, hiểm trở với nhiều chứng tích lịch sử là điểm đến của khách du lịch đam mê khám phá, chinh phục thiên nhiên.

Đèo Ngang có địa thế cheo leo, hiểm trở với nhiều chứng tích lịch sử là điểm đến của khách du lịch đam mê khám phá, chinh phục thiên nhiên.

Hoành Sơn Quan gọi theo chữ Hán là cổng ở núi Hoành Sơn, nhưng dân gian thường gọi là Cổng Trời. Do núi non Đèo Ngang hiểm trở, vừa cao lại nằm chắn ngang như bức tường thành khổng lồ nên sự lưu thông giữa hai miền Bắc – Nam chỉ có một con đường độc đạo qua đỉnh đèo ở Cổng Trời.

Trước khi mở con đường thiên lý qua đây; từ cổ xưa, bằng sức dân một con đường ghép bằng đá núi thực sự vĩ đại đã được xây dựng. Con đường này nối từ chân núi thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) qua Cổng Trời trên đỉnh Đèo Ngang xuống chân Đèo Ngang thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Một số sách cổ có ghi: ở đỉnh Đèo Ngang, hai phía đều có đắp các cấp đá phía Bắc 1000 bậc, phía Nam chẵn 900 bậc.

Đỉnh đèo - điểm giáp giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Đỉnh đèo - điểm giáp giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Đến nay, chưa có ai, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định con số nêu trên nhưng qua một quãng đường dốc ngắn khoảng 50m, trước cổng phía bắc Hoành Sơn Quan đã phát lộ gần 100 bậc đá, mỗi bậc dài 6m, rộng 0,4m nhưng không đều nhau về chiều rộng và chiều cao.

Thắng cảnh kỳ vĩ, tươi đẹp của Hoành Sơn Quan - Đèo Ngang vẫn vẹn nguyên với “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” nhưng không còn bóng dáng tiều phu hay những căn nhà lác đác bên sông heo hút, đìu hiu đến nao lòng như thời Bà huyện Thanh Quan từng đặt chân đến. Thay vào đó, cách Đèo Ngang khoảng 4 km về phía Bắc, là biển Đèo Con với bãi biển và cảnh quan thơ mộng; về phía Nam là các bãi tắm Hòn La, Quảng Đông và Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đứng trên đỉnh đèo, giữa ào ào gió lộng, núi non bao la hùng vĩ, một không gian khoáng đãng làm cho lòng người dạt dào cảm xúc.

Đứng trên đỉnh đèo, giữa ào ào gió lộng, núi non bao la hùng vĩ, một không gian khoáng đãng làm cho lòng người dạt dào cảm xúc.

Đứng trên đỉnh đèo giữa ào ào gió lộng, núi non bao la hùng vĩ, một không gian khoáng đãng làm cho lòng người dạt dào cảm xúc. Phóng tầm mắt về phía xa là khung cảnh sôi động của đại công trường Formosa với hệ thống cảng biển, nhà máy luyện thép đang hiện rõ hình hài. Dưới chân đèo là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi của gần 1.000 hộ dân khu TĐC Minh Huệ nổi bật trên những ruộng mạ xanh mướt.

Cận cảnh Hoành Sơn Quan - đèo Ngang

Hoành Sơn Quan gọi theo chữ Hán là cổng ở núi Hoành Sơn, nhưng dân gian thường gọi là Cổng Trời. Là điểm đến hấp dẫn của dân "phượt" Năm 2005, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

Hoành Sơn Quan gọi theo chữ Hán là cổng ở núi Hoành Sơn, nhưng dân gian thường gọi là Cổng Trời.

Hoành Sơn Quan gọi theo chữ Hán là cổng ở núi Hoành Sơn, nhưng dân gian thường gọi là Cổng Trời. Là điểm đến hấp dẫn của dân "phượt" Năm 2005, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

Là điểm đến hấp dẫn của dân "phượt"

Hoành Sơn Quan gọi theo chữ Hán là cổng ở núi Hoành Sơn, nhưng dân gian thường gọi là Cổng Trời. Là điểm đến hấp dẫn của dân "phượt" Năm 2005, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

Năm 2005, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

Hoành Sơn Quan gọi theo chữ Hán là cổng ở núi Hoành Sơn, nhưng dân gian thường gọi là Cổng Trời. Là điểm đến hấp dẫn của dân "phượt" Năm 2005, đèo Ngang – Hoành Sơn Quan được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

Miếu thờ được người dân lập bên cạnh Hoành Sơn Quan

Bất kể nắng mưa, hàng ngày "dị nhân" Nguyễn Thị Ngùy ở thôn Minh Thành, xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh vẫn cuốc bộ vạn bước từ chân đèo lên đỉnh đèo để quét dọn, hương khói nơi Cổng Trời

Dưới chân đèo là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi của gần 1.000 hộ dân khu TĐC Minh Huệ nổi bật trên những ruộng mạ xanh mướt.

Miếu thờ Liễu Hạnh dưới chân đèo. Tương truyền xưa kia là nơi mẫu Liễu Hạnh lập quán bán hàng và là điểm dừng chân lữ khách trước khi vượt đèo

Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan bất luận thời kỳ nào cũng giữ vững tư thế hiên ngang, trường tồn cùng lịch sử dân tộc và gắn với non sông đất nước.

Nhóm PV CT-XH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast