Những cây cầu ấn tượng nhất thế giới

Cầu vượt biển dài nhất thế giới ở Trung Quốc với chiều dài 36 km, cầu nửa dây văng nửa đường hầm ở Đan Mạch…, Telegraph tổng hợp.

Cầu Forth (Anh): Có 2 cây cầu mang tên Forth. Cầu đường bộ Forth dành cho các phương tiện cơ giới, dài 2.512 m được hoàn thành năm 1964.

Cầu Forth (Anh): Có 2 cây cầu mang tên Forth. Cầu đường bộ Forth dành cho các phương tiện cơ giới, dài 2.512 m được hoàn thành năm 1964.

Cầu Forth trong ảnh ở Queensferry, Scotland được đưa vào sử dụng năm 1890 và là cây cầu “nặng ký” nhất thế giới với 54.000 tấn thép, 21.000 tấn bê tông, chiều dài 2.529m. Trải qua hơn một thế kỷ, cầu vẫn cõng 200 chuyến tàu mỗi ngày.

Cầu Forth trong ảnh ở Queensferry, Scotland được đưa vào sử dụng năm 1890 và là cây cầu “nặng ký” nhất thế giới với 54.000 tấn thép, 21.000 tấn bê tông, chiều dài 2.529m. Trải qua hơn một thế kỷ, cầu vẫn cõng 200 chuyến tàu mỗi ngày.

Cầu Vịnh Hàng Châu (Trung Quốc): Đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài 36 km, vắt qua vịnh Hàng Châu, phía nam Thượng Hải.

Cầu Vịnh Hàng Châu (Trung Quốc): Đây là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài 36 km, vắt qua vịnh Hàng Châu, phía nam Thượng Hải.

Cầu Sứ giả (Mỹ): Cây cầu Ambassador nối thành phố Detroit, Michigan, Mỹ và thành phố Windsor, Ontario, Canada qua dòng sông Detroit. Được xây từ năm 1927-1929, cầu dài 2.300 m, với lưu lượng 18.500 xe chạy mỗi ngày.

Cầu Sứ giả (Mỹ): Cây cầu Ambassador nối thành phố Detroit, Michigan, Mỹ và thành phố Windsor, Ontario, Canada qua dòng sông Detroit. Được xây từ năm 1927-1929, cầu dài 2.300 m, với lưu lượng 18.500 xe chạy mỗi ngày.

Cầu Mackinac (Mỹ): Cầu dài 2.626 m, nối liền Michigan và Peninsula. Được xây từ năm 1939-1957, cầu được thiết kế vững chãi để có thể chống chọi trong tình trạng thời tiết khắc nghiệt.

Cầu Mackinac (Mỹ): Cầu dài 2.626 m, nối liền Michigan và Peninsula. Được xây từ năm 1939-1957, cầu được thiết kế vững chãi để có thể chống chọi trong tình trạng thời tiết khắc nghiệt.

Cầu Cổng Vàng (Mỹ): Cây cầu nổi tiếng nhất nước Mỹ này là một cây cầu treo nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vào của vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Được hoàn thành vào năm 1937, Golden Gate từng là cây cầu treo dài nhất thế giới và là biểu tượng của San Francisco, bang California với chiều dài 2.737m. Cây cầu từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim nổi tiếng như Vertigo(1958), The Towering Inferno (1974), A View To A Kill (1985), Interview With The Vampire (1994).

Cầu Cổng Vàng (Mỹ): Cây cầu nổi tiếng nhất nước Mỹ này là một cây cầu treo nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vào của vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Được hoàn thành vào năm 1937, Golden Gate từng là cây cầu treo dài nhất thế giới và là biểu tượng của San Francisco, bang California với chiều dài 2.737m. Cây cầu từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim nổi tiếng như Vertigo(1958), The Towering Inferno (1974), A View To A Kill (1985), Interview With The Vampire (1994).

Cầu Humber (Anh): Được xây dựng từ năm 1972-1981, cầu dài 2.220 m và từng là cây cầu treo đơn nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm ra đời.

Cầu Humber (Anh): Được xây dựng từ năm 1972-1981, cầu dài 2.220 m và từng là cây cầu treo đơn nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm ra đời.

Cầu cạn Millau (Pháp): Cầu dài 2.460 m bắc qua thung lũng Tarn gần Millau, miền nam nước Pháp. Cầu do kiến trúc sư Anh Norman Foster và kỹ sư cầu Pháp Michel Virlogeux thiết kế. Cầu là một phần của trục giao thông đường bộ A75-A71 từ Paris đến Béziers. Millau được mệnh danh là cây cầu cao nhất thế giới với đỉnh cao nhất của một cột là 343 m. Đây là một kỳ quan về thiết kế và kiến trúc, phải mất đến 17 năm để hoàn thành, từ việc hình thành ý tưởng, đề xuất và thiết kế.

Cầu cạn Millau (Pháp): Cầu dài 2.460 m bắc qua thung lũng Tarn gần Millau, miền nam nước Pháp. Cầu do kiến trúc sư Anh Norman Foster và kỹ sư cầu Pháp Michel Virlogeux thiết kế. Cầu là một phần của trục giao thông đường bộ A75-A71 từ Paris đến Béziers. Millau được mệnh danh là cây cầu cao nhất thế giới với đỉnh cao nhất của một cột là 343 m. Đây là một kỳ quan về thiết kế và kiến trúc, phải mất đến 17 năm để hoàn thành, từ việc hình thành ý tưởng, đề xuất và thiết kế.

Cầu 25 de Abril (Bồ Đào Nha): Cầu dài 2.278 m bắc qua sông Tejo, nối Lisbon và Almada. Cầu gồm 6 làn xe chạy và 2 đường tàu hỏa. Được xây dựng từ năm 1962-1966, ban đầu cầu có tên Salazar được đặt theo tên nhà độc tài Antonio de Oliveira Salazar.

Cầu 25 de Abril (Bồ Đào Nha): Cầu dài 2.278 m bắc qua sông Tejo, nối Lisbon và Almada. Cầu gồm 6 làn xe chạy và 2 đường tàu hỏa. Được xây dựng từ năm 1962-1966, ban đầu cầu có tên Salazar được đặt theo tên nhà độc tài Antonio de Oliveira Salazar.

Cầu Akashi Kaikyo (Nhật Bản): Còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge, đây là cầu treo kiểu kết cấu dây võng bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu - Shikoku. Cầu khánh thành ngày 5/4/1998 và là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó, chiều dài nhịp chính là 1.991 m, tổng chiều dài cầu là 3.911 m.

Cầu Akashi Kaikyo (Nhật Bản): Còn có tên tiếng Anh là Pearl Bridge, đây là cầu treo kiểu kết cấu dây võng bắc qua vịnh Akashi, nối Maiko ở Kobe với Iwaya của đảo Awaji và là một phần trong tuyến đường cao tốc Honshu - Shikoku. Cầu khánh thành ngày 5/4/1998 và là cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới tại thời điểm đó, chiều dài nhịp chính là 1.991 m, tổng chiều dài cầu là 3.911 m.

Cầu Oresund (Thụy Điển): Hoàn thành vào năm 2000, cầu Oresund nối Thụy Điển và Đan Mạch và có tổng chiều dài 8 km. Cây cầu có thiết kế đặc biệt ở chỗ bắt đầu như một cây cầu dây văng ở Thụy Điển, và kết thúc như một đường hầm ở Đan Mạch, nối Malmo với Copenhagen. Phần đường hầm của cây cầu bắt đầu trên một đảo nhân tạo nhỏ được xây dựng ở giữa eo biển Oresund. Kỹ sư thiết kế tin rằng đường hầm là cách tốt nhất để băng qua sông mà không gây cản trở giao thông của tàu thuyền. Cầu có 4 làn xe, đường sắt đôi kéo dài. Oresund nhận được "Giải thưởng Kiến trúc xuất sắc" năm 2002.

Cầu Oresund (Thụy Điển): Hoàn thành vào năm 2000, cầu Oresund nối Thụy Điển và Đan Mạch và có tổng chiều dài 8 km. Cây cầu có thiết kế đặc biệt ở chỗ bắt đầu như một cây cầu dây văng ở Thụy Điển, và kết thúc như một đường hầm ở Đan Mạch, nối Malmo với Copenhagen. Phần đường hầm của cây cầu bắt đầu trên một đảo nhân tạo nhỏ được xây dựng ở giữa eo biển Oresund. Kỹ sư thiết kế tin rằng đường hầm là cách tốt nhất để băng qua sông mà không gây cản trở giao thông của tàu thuyền. Cầu có 4 làn xe, đường sắt đôi kéo dài. Oresund nhận được "Giải thưởng Kiến trúc xuất sắc" năm 2002.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast