U23 Việt Nam dưới thời HLV Miura: Hai mặt của “fighting”

Dưới triều đại của HLV Toshiya Miura, các cầu thủ luôn ra sân với tinh thần chiến đấu cao nhất, sẵn sàng chơi lăn xả vì họ hiểu rằng, có như vậy thì bản thân mới phù hợp với lối đá mà chiến thuật gia người Nhật Bản áp dụng.

Các cầu thủ luôn ra sân với tinh thần chiến đấu cao nhất, sẵn sàng chơi lăn xả
Các cầu thủ luôn ra sân với tinh thần chiến đấu cao nhất, sẵn sàng chơi lăn xả

Chính điều này khiến những ai theo dõi quá trình chuẩn bị cho SEA Games 28 của U23 Việt Nam hiện nay liên tưởng đến hình ảnh ĐT Việt Nam hồi năm 2008 dưới thời HLV Henrique Calisto. Năm ấy, thầy “Tô” xây dựng lối chơi đòi hỏi các cầu thủ phải “fighting”, các buổi tập cũng diễn ra nóng bỏng và trước thềm AFF Suzuki Cup 2008 cũng có vô khối tổn thất về nhân sự vì chấn thương. Phải đến khi ĐT Việt Nam đăng quang ở giải đấu đó, người ta mới thấy rằng nếu không chấp nhận “đau thương” thì ông Calisto khó mà xây dựng được đội quân giàu tính chiến đấu đến vậy.

Giữa HLV Miura và HLV Calisto có sự tương đồng, đó là đều đề cao tinh thần chiến đấu, coi tinh thần ấy là chất liệu để làm nên lối chơi hiệu quả cho tập thể. Chính vì thế, ngay cả khi phải chứng kiến ít nhất là 3 cầu thủ của U23 Việt Nam rời sân bằng cáng trong trận hòa U23 Hàn Quốc, nhà cầm quân người Nhật Bản chẳng có động thái gì để giảm “nhiệt” cho các học trò. Thậm chí, đến hôm qua, khi U23 Việt Nam phải chia tay các tiền vệ Ngôi Hoàng Thịnh và Phan Văn Long vì chấn thương, ông vẫn rất bình tĩnh.

Chấn thương khiến Hoàng Thịnh lỡ hẹn SEA Games cuối cùng trong sự nghiệp

Nhà cầm quân người Nhật Bản đã sẵn sàng đối mặt với những tình huống tổn thất nhân sự bởi theo ông, tổn thất ấy là điều khó tránh khi “các cầu thủ đều muốn ghi điểm trong mắt tôi”. Rõ ràng, tinh thần “fighting” có thể mang đến những hệ lụy. Nguy cơ các cầu thủ dính chấn thương vì thế cũng là điều U23 Việt Nam phải chấp nhận khi lựa chọn cách tiếp cận giàu tính chiến đấu cho đội tuyển.

Kể từ khi tới cầm quân ở Việt Nam, HLV Toshiya Miura đã để lại nhiều dấu ấn, mà trong đó đáng chú ý nhất chính là tinh thần chiến đấu cũng như thể lực được cải thiện rõ rệt của các cầu thủ. Thế nên, thay vì đặt câu hỏi có nên fighting hay không, đây là lúc chúng ta cùng nên kiên định với mục tiêu, với con đường mà U23 Việt Nam đã lựa chọn trong quá trình hướng tới SEA Games.

Chấp nhận và chiến đấu với khó khăn tổn thất, đấy cũng là một cách hun đúc “tinh thần fighting” cho đội bóng trước hành trình đầy thách thức tại SEA Games.

Theo Bongda+

Chủ đề Tuyển Việt Nam

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast