Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows

Vào ngày mai, Microsoft sẽ chính thức cho ra mắt sản phẩm Windows 10, phiên bản tiếp theo hứa hẹn nhiều cải tiến của dòng sản phẩm nổi tiếng này. Trong không khí này, chúng ta hãy cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật nhất trên chặng đường 30 năm của Windows.

Windows 1.0: 1985

Windows 1.0

Windows 1.0

Windows 1.0 là một hệ điều hành máy tính cá nhân đồ họa được phát triển bởi Microsoft. Phiên bản đầu tiên phát hành vào ngày 20 Tháng 11 1985, hỗ trợ đồ họa 16-bit đa tác vụ trên phần cài đặt MS-DOS. Quá trình phát triển phần mềm bắt đầu bởi người sáng lập công ty, Bill Gates sau khi nhìn thấy một bản demo của một bộ phần mềm tương tự được gọi là Visi On tại COMDEX. Tuy nhiên phiên bản này cũng không thật sự phổ biến.

Windows 2.0: 1987

Windows 2.0

Windows 2.0

Windows 2.0 là hệ điều hành đầu tiên chạy Microsoft Word và Excel. Hệ điều hành này cũng từng bị Apple khởi kiện với cáo buộc ăn cắp các yếu tố của Macintosh và Lisa. Tuy nhiên Apple đã không thắng vụ kiện này.

Windows 3.0: 1990

Windows 3.0

Windows 3.0

Windows 3.0 đã gần như đã che giấu được phần nền MS-DOS với các biểu tượng đồ họa như Program Manager. Không có gì ngạc nhiên khi phiên bản Windows này đã trở nên vô cùng phổ biến.

Windows 3.1: 1991

Windows 3.1

Windows 3.1

Phiên bản này đã thực sự biến Windows trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các máy tính tích hợp IBM trong những năm 1990. Đây cũng là phiên bản cuối cùng có giao diện trông giống MS-DOS.

Windows 95: 1995

Windows 95

Windows 95

Windows 95 từng là một cú đột phá lớn của hãng Microsoft. Phiên bản này chú trọng vào giao diện desktop và giới thiệu một loạt những biểu tượng cho hầu hết các chức năng. Internet Explorer, Recycle Bin và nút Star cũng xuất hiện lần đầu trong phiên bản này. Thiết kế cơ bản này của Windows gần như không thay đổi nhiều cho đến phiên bản Windows 8 ra mắt nằm 2012.

Windows 95: thành công rực rỡ về mặt thương mại

Khi Windows 95 được tung ra thị trường, Windows 95 nhận được sự đón nhận rộng rãi. Ban nhạc The Rolling Stones đã biểu diễn một buổi hòa nhạc với bài hát "Start Me Up" (nhắc đến nút Start). Nó được biết nhiều đến nỗi Microsoft đã phải trả cho ban nhạc này 8 triệu USD trong chiến dịch quảng bá Windows 95. Tổng cộng, Microsoft đã dành 300 triệu USD cho chiến dịch quảng bá cho những tính năng ưu việt của hệ điều hành này. Rất nhiều người đã xếp hàng để mua sản phẩm này giống như ngày nay mọi người vẫn xếp hàng để mua iPhone.

Windows 98: 1998

Windows 98

Windows 98

Phiên bản cập nhật này trông giống như Window 95 và cũng không có thay đổi gì lớn ngoại trừ việc chạy ổn định hơn và có thêm vài tính năng mới.

Windows ME ("Millennium Edition"): 2000

Windows ME

Windows ME

Windows ME cơ bản giống Windows 98 với một vài tính năng mới cho người sử dụng. Tuy nhiên, nó đã không thu được nhiều thành công về mặt thương mại do hầu hết người sử dụng lúc đó còn đang chờ đợi vào sự xuất hiện của phiên bản XP

Windows for Pocket PC: 2000

Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows ảnh 9

Windows for Pocket PC

Cũng trong khoảng thời gian này, Microsoft bắt đầu đưa ra phiên bản Windows đầu tiên cho thiết bị di động. Windows for Pocket PC dựa trên một công nghệ nền hoàn toàn khác có tên là Windows CE. Microsoft đã cố gắng giữ lại những đặc điểm dễ nhận diện nhất của Windows như font chữ, logo và nút Start.

Windows XP: 2001

Windows XP

Windows XP

Trong năm 2001, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows XP. Đây là một bản cập nhật lớn nhất kể từ Windows 95. Phiên bản này là kế tục của cả Windows 2000 Professional và Windows Me, và là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft hướng đến người tiêu dùng được xây dựng trên nhân và kiến trúc của Windows NT – một phiên bản ổn định và mạnh hơn của Windows đã được sử dụng cho các máy chủ và máy trạm.

Windows Mobile 5: 2005

Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows ảnh 11

Windows Mobile 5

Trong khi đó, Microsoft cũng tung ra thị trường một phiên bản mới cho Windows Mobile để cạnh tranh với BlackBerry và Nokia lúc đó rất đang thịnh hành. Tuy nhiên, không ai trong số này ngờ được sự xuất hiện của iPhone và cuộc cách mạng mà nó mang lại.

Windows Vista: 2006

Windows Vista

Windows Vista

Microsoft mất 5 năm để phát triển Windows Vista với rất nhiều bước đi sai lầm cũng như nhiều lần làm đi làm lại. Tuy nhiên, Windows Vista lại không trở thành một cú “hit” của hãng và cựu CEO của Microsoft, Steve Ballmer đã phải thú thực rằng, việc dành quá nhiều thời gian cũng như nỗ lực vào Vista, thay vì theo đuổi những cơ hội mới với dòng sản phẩm điện thoại là một trong những điều làm ông hối hận nhất.

Windows Mobile 6: 2007

Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows ảnh 13

Windows Mobile 6

Windows Mobile 6 là một sự kế tiếp của nền tảng Windows cho điện thoại vừa tròn 5 năm tuổi. Phiên bản này ra mắt vào tháng 2/2007 – ngay sau khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời. Windows Mobile 6 vẫn được xây dựng để sử dụng với bút điện tử và bàn phím, và không có cảm ứng chạm. Lúc bấy giờ, trông nó kỳ quặc và thô kệch khi đặt cạnh iPhone. Nhưng Microsoft đã đánh giá quá thấp những nguy cơ đến từ Apple và thậm chí Steve Ballmer còn cho rằng làm gì có ai muốn bỏ ra 500 USD cho một chiếc smartphone.

Windows 7: 2009

Windows 7

Windows 7

May mắn thay cho Microsoft, nhờ Windows 7 mà hãng đã có thể phục hồi từ thất bại của phiên bản Vista cho máy tính để bàn. Windows 7 ra đời vào năm 2009, về cơ bản là một bản “đánh bóng” của Vista nhưng ổn định hơn nhiều. Nó hiện vẫn còn rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Trong thực tế, nó sẽ chính là một trong những thách thức lớn với Windows 10.

Windows Phone: 2010

Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows ảnh 15

Windows Phone

Năm 2010, hãng này cho ra mắt phiên bản Windows Phone đầu tiên. Nó thực sự là một cú đột phá của những sản phẩm điện thoại chạy trên hệ điều hành Windows. Sản phẩm này có thiết kế chạm thân thiện và một loạt các tính năng hoàn toàn mới. Thế nhưng trong lúc này, Android và iPhone đã lớn mạnh và trở thành những người khổng lồ của làng công nghệ vì vậy dù đã rất cố gắng nhưng Windows Phone của Microsoft không đạt được những thành công như kỳ vọng.

Windows 8: 2012

Chính sự thành công của chiếc iPad đầu tiên năm 2010 đã đẩy Microsoft vào một sai lầm mới. Thay vì tiếp tục với 30 năm kinh nghiệm phát triển các hệ điều hành cho máy tính để bàn, Microsoft cho ra đời hàng loạt các bản concept xuất phát từ hệ điều hành không thành công của Windows Phone và đem tất cả “nhồi nhét” vào phiên bản Windows 8 của hãng.

Mục tiêu của Microsoft là nhằm giúp hệ điều hành này có thể sử dụng tương đương cho cả PC lẫn các máy tính bảng màn hình cảm ứng để cạnh tranh với iPad của Apple. Giao diện chính không có nút Start, những hộp hổ lốn đủ màu sắc thay cho các biểu tượng và thậm chí cả những tác vụ cơ bản cũng bị thay đổi chức năng.

Windows 8 vẫn có bản desktop... thế nhưng nó đã bị chôn vùi đằng sau giao diện mới.

Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows ảnh 17

Kết quả là người sử dụng từ chối cài đặt phiên bản Windows mới này. Thay vì cho ra đời một hệ điều hành thích hợp cho cả PC và máy tính bảng, Microsoft đã xây dựng một hệ điều hành mà kể cả người sử dụng PC và máy tính bảng đều không muốn cài đặt. Doanh số của hệ điều hành cho PC đã giảm 12% trong vòng 2 năm kể từ khi Windows 8 ra đời. Điều này cũng không hoàn toàn là lỗi của Windows 8 mà còn là do tác động của khủng hoảng kinh tế.

Windows Phone 8: 2012

Windows Phone 8

Windows Phone 8

Khi cho ra đời Windows 8, Microsoft cũng đồng thơi nâng cấp phiên bản mobile. Phiên bản này trông không có gì khác nhưng bên dưới tượng tự, hãng này cũng đưa ra một số thay đổi. Về cơ bản, Windows Phone không dựa trên công nghệ nền Windows NT như với bản PC mà có một hệ điều hành khác. Tuy nhiên, những điều này chẳng giúp ích được nhiều cho hãng. Windows Phone vẫn còn cả một chặng đường dài ở phía trước để bắt kịp với hai đối thủ là Android và iOS.

Windows and Windows Phone 8.1: 2014

Những dấu mốc quan trọng nhất trong 30 năm lịch sử của Windows ảnh 19

Windows 8.1

Năm ngoái, Microsoft đã cập nhật phiên bản hệ điều hành Windows 8 cho cả dòng PC/tablet và mobile, và bắt đầu đưa ba phiên bản này xích lại gần nhau hơn. Hãng này cũng sử dụng phiên bản 8.1 để đảo ngược lại những thay đổi đã thực hiện với Windows 8, bao gồm cả việc trả lại nút Start.

Windows 10 được kỳ vọng là sẽ tiếp tục xu hướng thiết kế này, để đem PC, máy tính bảng và điện thoại xích lại gần nhau, đồng thời giữ nguyên phiên bản Windows desktop truyền thống nếu người dùng sử dụng chuột và bàn phím.

Lê Nga (Theo Business Insider)

Nguồn: ictnews.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast