Những phát minh kì diệu của thế kỷ 20

Những phát minh như máy nghe nhạc walkman, đầu đĩa CD, máy in đều có mặt trong danh sách này.

1. Máy nghe nhạc cầm tay Walkman

Chiếc máy Walkman đầu tên có tên mã TPS-L2 là thiết bị nghe nhạc di động đầu tiên trên thế giới, sử dụng các cuộn băng cassette làm nguồn phát. Nó lần đầu tiên ra mắt thị trường vào năm 1979 và đã bán được hơn 220 triệu máy. Lúc đầu Sony dự tính sẽ chỉ bán được 5000 máy một tháng nhưng thực tế có đến 50.000 máy được bán ra trong 2 tháng đầu tiên ra mắt, một con số khổng lồ.

Walkman thời đó được coi như một thiết bị thần kỳ còn hơn cả iPhone bây giờ, nó giúp mọi người mang âm nhạc đến khắp mọi nơi, từ tàu điện, xe buýt đến xe lửa hay các lớp học nhàm chán. Nó phổ biến đến mức mà từ khóa "Walkman" còn được ho vào từ điển vào năm 1986.

Discman

Discman gần như là một phiên bản hiện đại hơn của Walkman, Sony Discman D50 được giới thiệu vào năm 1984 - 5 năm sau khi Walkman ra mắt. Discman cho phép người dùng thưởng thức âm thanh ở chất lượng cao hơn, tùy chọn bài hát cần phát. Đến năm 1999, Sony đã bán được hơn 10 triệu máy trên toàn cầu.

2. Công nghệ băng VHS

Băng VHS cho đến những năm đầu thế kỷ 21 vẫn còn rất thịnh hành, đặc biệt là ở Việt Nam. Hẳn các bạn vẫn nhớ những cửa hàng cho thuê băng VHS nhan nhản ở khắp nơi. Và gần như nhà nào cũng có một chiếc đầu đĩa chạy băng VHS cho đến khi nó dần bị thay thế bởi đầu đĩa VCD/DVD giá rẻ tràn sang từ Trung Quốc.

Băng VHS ra đời giúp mang các bộ phim từ ngoài rạp đến tận phòng khách của mỗi ngôi nhà, vì thế không lạ gì khi vào những năm 80 của thế kỷ trước nó được bán đắt như tôm tươi. Tuy nhiên đến giữa thập niên 90 khi đĩa VCD và DVD xuất hiện thì băng VHS dần mất đi vị thế của mình.

3. Công nghệ đĩa từ

Đĩa từ có tuổi thọ ngang ngửa với VHS, nó lần đầu tiên được phát minh và sản xuất từ năm 1978 bởi MCA, các thiết bị đọc được nó được sản xuất bởi gã khổng lồ Philips. Công nghệ Laser Disc này cho chất lượng âm thanh và hình ảnh vượt trộ so với băng VHS tuy nhiên do chi phí sản xuất và kích thước còn quá lớn nên không thể sớm phổ biến. Thời đó mỗi 1 đĩa từ có đường kính lên đến 30cm trong khi ngày nay 1 đĩa DVD thông thường chỉ có vỏn vẹn 8cm.

Tuy nhiên, Internet càng ngày càng phát triển mạnh, tài nguyên có đầy rẫy trên internet và không tốn không gian lưu trữ vật lý nên ngay cả đĩa từ cũng đang dần hết đất sống.

4. Nintendo Entertainment System (NES)

Hay còn được gọi là máy chơi game Nintendo, đây là một sản phẩm đột phá trong các thiết bị giải trí phục vụ gia đình. Lần đầu tiên được phát hành bởi Nintendo vào năm 1983 tại thị trường Nhật Bản và nhận được vô số lời phản hồi tích cực nhưng mãi đến năm 1985 thì nó mới được bán ở thị trường Mỹ.

Đi cùng với nó là tựa game Super Mari Bros đã đi vào sâu trong trí nhớ của thế hệ trẻ ngày nay. Theo đà phát triển của nó, hàng ngàn tựa game huyền thoại đã ra đời, thậm chí đến bây giờ vẫn còn thịnh hành.

5. Máy tính để bàn IBM

Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được sản xuất bởi IBM vào năm 1981 và từ đó nó đã được sử dụng để làm quy chuẩn cho cái gọi là Personal Computer (PC) ngày nay.

Chiếc máy tính thời đó được chạy hệ điều hành PC-DOS và sau này là MS-DOS huyền thoại. Kích thước nhỏ gọn của IBM PC thời đó là một bước đột phá so với các máy tính với kích cỡ khổng lồ trước đó, tuy nhiên nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì giá bán cao.

6. Mạng Dial - Up

Mạng Dial-Up hẳn vẫn còn lưu lại những hồi ức rất rõ ràng trong hồi ức của thế hệ 8X Việt Nam, chậm như rùa bò nhưng vẫn tạo ra cảm giác hào hứng khi được bước vào một thế giới mới lạ.

Mạng Internet bây giờ đã quá nhanh và quá phổ cập nên có nhiều người đã không còn được tận hưởng cảm giác ngồi chờ cả 15 phút đồng hồ để load một trang web như xưa. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thử bằng cách cắm trực tiếp đường dây điện thoại vào máy tính và tự config cấu hình.

7. Ổ đĩa mềm

Trước khi USB hay ổ cứng di động xuất hiện thì đĩa mềm và ổ đọc đĩa mềm là thứ không thể hiếu trên bất kỳ máy tính cá nhân nào. Bây giờ thì bạn có tìm bỏng mắt cũng rất khó để tìm thấy ổ này xuất hiện trên bất cứ case PC nào nữa, do USB đã trở nên quá rẻ và hình thức lưu trữ trên mạng ngày càng trở nên phổ biến.

8. Màn hình CRT

Trước năm 2000, công nghệ CRT được sử dụng cho cả màn hình máy tính và TV và sau đó dần mất vị thế vào tay màn hình LCD cho dù màn hình CRT được nhiều chuyên gia đồ họa là cho màu sắc chính xác hơn.

9. Máy in ma trận điểm

Chiếc máy in ma trận điểm đầu tiên trên thế giới có tốc độ 30 từ một giây, không là gì so với các máy in hiện đại ngày nay nhưng kích thước nhỏ gọn hơn các máy in cổ điển đã làm nó trở nên phổ biến và đặt nền móng cho các máy in laser sau này.

10. Phim điện tử dùng cho máy Film của Kodak

Kodak RE-35 có kết cấu tương tự như các cuộn film cổ điển từng được sản xuất bởi Kodak vào thế kỷ trước. Theo trào lưu số hóa, Kodak đã cho ra mắt dòng film mới có thể lưu ảnh trực tiếp và đọc trực tiếp qua PC hoặc Mac mà không cần qua công đoạn tráng film và rửa film như trước. Tuy nhiên do chất lượng chưa được cao nên nó cũng không được tiếp nhận nhiệt liệt cho lắm và người ta vẫn chuộng loại film cũ vì nó cho ra màu sắc tốt hơn.

Theo GenK

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast