Thiết bị di động tại Việt Nam bị nhiều mã độc tấn công

Các chuyên gia Kaspersky Lab cho biết gần 145.000 chương trình độc hại mới đã được phát hiện trong năm 2013, gấp 3 lần con số của năm 2012 là 40.059 mẫu.

Quá trình phát triển của các chương trình độc hại cho di động trong các năm.
Quá trình phát triển của các chương trình độc hại cho di động trong các năm.

Ngoài ra, 98,1% các mẫu mã độc lấy mục tiêu là thiết bị di động được phát hiện trong năm 2013 tấn công vào thiết bị Android. Xấp xỉ 4 triệu ứng dụng độc hại được tội phạm mạng sử dụng để phát tán mã độc trên các thiết bị Android. Tổng cộng, 10 triệu ứng dụng Android độc hại đã được phát hiện trong hai năm 2012 và 2013.

Năm quốc gia có số lượng người dùng bị tấn công nhiều nhất là: Nga (40%), Ấn Độ (8%), Việt Nam (4%), Ukraine (4%) và Anh Quốc (3%).

Theo Kaspersky Lab, mục tiêu chính của mã độc di động năm 2013 là tiền. Có thể thấy, số lượng biến thể mã độc được thiết kế để lừa đảo, trộm thông tin thẻ ngân hàng và tiền từ tài khoản ngân hàng tăng gấp 20 lần. Và 2.500 lây nhiễm được thực hiện bởi các Trojan ngân hàng đã bị chặn đứng, đây là mã độc di động nguy hiểm nhất đối với người dùng hiện nay.

Đáng lưu ý, tội phạm mạng đang đẩy mạnh sử dụng cách tạo ra những đoạn mã hết sức phức tạp để gây khó khăn cho việc phân tích. Các đoạn mã càng phức tạp bao nhiêu, thời gian tìm ra giải pháp chống lại mã độc càng lâu bấy nhiêu và càng nhiều tiền sẽ bị lấy cắp.

Trong khi đó, các lỗ hổng Android được tội phạm mạng dùng để tăng cường quyền của các ứng dụng độc hại, qua đó mở rộng khả năng của chúng và làm cho chúng trở nên rất khó loại bỏ.

Các chuyên gia Kaspersky Lab cho rằng, cách duy nhất để loại trừ các lỗ hổng trên Android là cập nhật hệ điều hành từ nhà sản xuất và sử dụng phần mềm bảo mật dành cho di động.

Hải Yên

Nguồn: baotintuc.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast