Volkswagen thu hồi 8,5 triệu xe khắc phục phần mềm khí thải

Hãng xe Đức đã phải chịu hệ quả nặng nề trong vụ gian nận khí thải trong tháng vừa qua, sau 2,4 triệu xe được triệu hồi tại Đức, mới đây tiếp tục 8,5 triệu xe nữa phải triệu hồi để khắc phục lỗi phần mềm khí thải.

Ban đầu, Volkswagen muốn thực hiện một cuộc triệu hồi tự nguyện. Tuy nhiên, Cục Cơ giới Liên bang Đức (KBA) yêu cầu phải tiến hành chiến dịch triệu hồi bắt buộc với toàn bộ phương tiện bị lỗi. Theo hãng tin Reuters, chiến dịch này sẽ "bắt đầu từ năm 2016" và có thể sẽ kéo dài đến hết tháng 9/2016 do việc khắc phục theo quy trình khác nhau đối với từng dòng xe.

‎Như vậy, thay vì việc chỉ phải sửa chữa từng phương tiện theo yêu cầu cá nhân, Volkswagen sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công ồ ạt của tất cả các dòng xe bị lỗi trong cùng một lúc. Đây sẽ là một thiệt hại vô cùng lớn mà hãng phải gánh chịu, ước tính lên tới trên 7 tỷ Usd hoặc có thể gấp vài lần con số này nếu lượng xe phải thu hồi mở rộng trên toàn thế giới (khoảng 11 triệu xe).

Volkswagen thu hồi 8,5 triệu xe khắc phục phần mềm khí thải ảnh 1

‎Hiện tại, Volkswagen vẫn chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể cho việc sửa chữa xe lỗi. Số lượng xe và loại động cơ quá lớn, cộng thêm sự khác biệt của các dòng xe nên việc sửa chữa sẽ rất khó khăn, từ những phần mềm đơn giản cho tới những phần cứng đắt tiền cần được trang bị thêm. Dự kiến cuối tháng 11 này, hãng sẽ đưa ra chiến lược cụ thể tới các đại lý.

Sự việc này đã kéo Volkswagen vào một cuộc thanh tra tổng thể cả trong nội bộ hãng và giữa hãng với cơ quan có thẩm quyền. Falko Rudolph - phụ trách phát triển động cơ diesel của Volkswagen đã bị đình chỉ chức vụ. Không dừng lại ở đó, do hành vi lắp đặt phần mềm gian lận khí thải lên các xe động cơ diesel là bất hợp pháp nên cảnh sát Ý đã tiến hành phong toả trụ sở chính của cả Volkswagen‎ và Lamborghini (công ty con của Volkswagen Group) ở Verona và Bologna nhằm phục vụ điều tra.

Mặc dù đã tuyên bố tuân thủ quy trình kiểm soát tiêu chuẩn khí thải, hãng xe Đức cũng tiếp tục dừng bán tất cả các mẫu MY2015 TDI ở Mỹ và rút đơn xin kiểm duyệt mẫu MY2016 tại Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA).

Theo ICTnews

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast