Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm triển khai OCOP

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (28/2), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, kế hoạch năm 2019.

Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm triển khai OCOP

Dự hội nghị có Phó Chánh Văn phòng NTM Trung ương Ngô Tất Thắng; lãnh đạo các sở ngành và các điểm cầu trực tuyến tại 13 huyện, thị, thành phố.

Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 3292/QĐ-UBND ngày 1/11/2018.

Đề án OCOP Hà Tĩnh được xây dựng trên quan điểm lấy người dân làm chủ thể của quá trình thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất; phát huy tính chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước; Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức phát triển theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm triển khai OCOP

Thành viên Ban soạn thảo đề án OCOP báo cáo nội dung và kế hoạch triển khai thực hiện đề án

Theo đề án, năm 2019, Hà Tĩnh có ít nhất 60 sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình OCOP; có tối thiểu 25 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP (trong đó hoàn thiện và chuẩn hóa tối thiểu 20 sản phẩm, phát triển mới tối thiểu 5 sản phẩm); có ít nhất 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Củng cố, nâng cấp tối thiểu 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện chương trình OCOP; phát triển mới tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Xây dựng mô hình điểm.

Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm triển khai OCOP

Phó Chánh Văn phòng NTM Trung ương Ngô Tất Thắng: Hà Tĩnh là tỉnh triển khai Chương trình OCOP khá sớm và đã bám sát hướng dẫn, đề cương Chương trình OCOP Trung ương. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh và các sở ngành rất quan tâm đến OCOP và đã trực tiếp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở Quảng Ninh và một số tỉnh.

Theo kế hoạch triển khai đề án, sẽ có 13 nội dung hoạt động chính, trong đó, giai đoạn đầu tập trung công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức thực hiện chương trình OCOP các cấp. Tiếp đó sẽ là các hoạt động xét chọn sản phẩm, phát triển sản phẩm...

Tại hội nghị, các chủ cơ sở sản xuất sản phẩm tham gia OCOP đánh giá cao ý nghĩa, mục đích chương trình OCOP. Sau khi triển khai xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác, chất lượng sản phẩm, quảng bá xúc tiến thương mại... các sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, số lượng tiêu thụ, giá trị sản phẩm và doanh thu đều tăng.

Để triển khai, thực hiện đề án bảo đảm đúng tiến độ, hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các sở, ngành, địa phương bám sát quan điểm, mục tiêu, nội dung đề án và thực tế tại địa phương; xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện chương trình.

Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm triển khai OCOP

Các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ mà kế hoạch đã đề ra; chủ động và phối hợp, thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện; ưu tiên đưa nội dung triển khai OCOP bổ sung vào chương trình công tác trọng tâm năm 2019 của đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả chương trình.

"Điều quan trọng nhất là sau khi tham gia chương trình OCOP, sản phẩm phải tăng số lượng và chất lượng, sản xuất theo chuỗi, đặc biệt là đời sống của bà con nhân dân phải được nâng cao hơn" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast