Bước đột phá thành công của Hà Tĩnh.

Sau hơn 1 năm đưa MoSEDP (Lập kế hoạch phát triển KT-XH theo định hướng thị trường) “Hà Tĩnh là địa phương sáng giá nhất trong số 30 tỉnh, thành phố đưa phương pháp này vào thực hiện” Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, đồng thời là “cha đẻ” của MoSEDP khẳng định tại Hội nghị tổng kết MoSEDP vùa qua.

Đưa MoSEDP vào thực tiễn:

Con số “ma” trong các bản kế hoạch

Còn nhớ, cách đây không lâu trong một cuộc hội thảo bàn về MoSEDP, Phó Chủ tịch huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Thị Bảo Ngọc đã không úp mở khi nói rằng: “ Hầu hết các bản báo cáo KT-XH ở các xã thị trấn đều là những bản “ma”. Trong đó người lập là lãnh đạo xã dựa vào ý chí chủ quan của mình. Trên thực tế xã có thu nhập cao nhất là 200 triệu đồng nhưng khi lên trình huyện con số này được đẩy lên đến 300 triệu đồng. Nguyên nhân là làm “hài lòng” cấp trên và cũng để cho…”khớp” với Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra từ đầu năm.

Các đại biểu tại Hội nghị tổng kết MoSEDP tham quan xem xét thành quả thu được của những mô hình kinh tế cao trên địa bàn tỉnh
Các đại biểu tại Hội nghị tổng kết MoSEDP tham quan xem xét thành quả thu được của những mô hình kinh tế cao trên địa bàn tỉnh

“Các bản báo cáo đều giống nhau một cách ngạc nhiên, từ dấu chấm phẩy và tất nhiên về cả cách trình bày, chỉ có điều các con số có sự điều chỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước. Bởi vậy, khi có đại biểu chất vấn, người trình bày chỉ biết…”ấp a ấp úng” - Chủ tịch UBND xã Phù Việt Nguyễn Bá Du thắng thắn trao đổi. Như vậy có thể thấy rằng, việc lập kế hoạch về tình hình phát triển KT-XH ở hầu hết các xã chỉ mang nặng hình thức nhằm đối phó với cấp trên. KT-XH ở các địa phương đều có những đặc điểm riêng đôi khi điểm yếu của địa phương này lại là thế mạnh ở địa phương khác và ngược lại.

Giám đốc dự án IMPP đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại : “Kinh tế thị trường đã “gõ cửa” đến từng hộ cách đây hơn 20 năm nhưng vẫn mặc nhiên tồn tại cơ chế: xin- cho. Đó là một nghịch lý không thể chấp nhận được. Hầu hết các địa phương không biết phát huy nội lực mà chỉ biết trông cậy vào cấp trên. Cần bao nhiêu kinh phí cứ trình bày trong bản kế hoạch để cấp trên làm cơ sở mà “rót” vốn. Thu chi thế nào chỉ có…trời biết”. Như vậy hầu hết bản kế hoạch các xã lập ra chỉ mang tính hình thức, nặng về đối phó. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH ở từng địa phương?

MoSEDP xuất hiện đã công phá tư duy và quan niệm cũ.

Không phải bây giờ mà phương pháp MoSEDP đã được thí điểm tại 6 xã thuộc các huyện dự án IMPP thực hiện. Sau thử nghiệm thành công MoSEDP chính thức được thể chế hóa bằng cuốn sổ tay và triển khai từ đầu năm 2012 đến nay. Đây cũng là hợp phần quan trọng, chiếm khá lớn ngân sách do IMPP thực hiện. Dù vậy nhưng ở thời điểm hiện tại vẫn có người nhầm tưởng MoSEDP là một dự án. Vậy MoSEDP là gì?. Nói thuật ngữ có vẻ lạ tai nhưng bản chất là kế hoạch được lập từ dưới lên, dựa vào nguồn lực và nhu cầu của các thành phần kinh tế; phát huy được tính dân chủ, khai thác được trí tuệ trong nhân dân, phát huy được nguồn lực của địa phương. Đặc biệt là lồng ghép Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đáng chú ý là MoSEDP nhằm mục tiêu để hình thành tiêu chí NTM đã đề ra. Đồng thời xác định được các sản phẩm chủ lực làm “điểm nhấn” cho quá trinh tăng tốc. Quá trình lập MoSEDP giúp địa phương đánh giá được cơ hội, những khó khăn thách thức để đề ra các giải pháp thích hơp…

Các chuyên gia IFAD tỏ ra thích thú trước các sản phẩm thu được từ các mô hình kinh tế ở Hà Tĩnh
Các chuyên gia IFAD tỏ ra thích thú trước các sản phẩm thu được từ các mô hình kinh tế ở Hà Tĩnh

Đây là một phương pháp tư duy khoa học có tính thực tiễn cao. Bởi vậy từ đầu năm 2012 Hà Tĩnh đã thể chế hóa phương pháp này tại 262 xã, phường thị trấn. Đây được coi là một bước đột phá táo bạo. Trong khi tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai MoSEDP trên toàn tỉnh thì “hàng xóm” lân cận là tỉnh Quảng Bình cũng mới chỉ đưa vào thực hiện theo kiểu “vừa làm vừa nghe ngóng động tĩnh” ở 15 xã. “ Xuất phát điểm như nhau nhưng chúng tôi hiện là “đàn em” so với Hà tĩnh” Phó Giám đốc dự án IFAD tỉnh Quảng Bình Lê Thị Vân Hồng ngậm ngùi chia sẽ. Và, mặc dù phương pháp này đã sớm được triển khai nhưng đến nay theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An Nguyễn Nam Định thì “ Nghệ An mới chỉ triển khai tại 20 xã/5 huyện miền Tây Nghệ An”.

Đánh giá qua quá trình áp dụng MoSEDP năm 2013 cho thấy, đến nay trong số 262 xã, phường, thị trấn có 76 đơn vị xếp loại tốt; 120 xã, phường thị trấn xếp loại khá; còn lại là trung bình. Trong đó Vũ Quang, Hương Khê là những đơn vị làm tốt nhất Kết quả trên ở một phương diện nào đó có thể chưa phản ánh đúng thực chất, tuy nhiên đó cũng là một nỗ lực, bởi đây là một phương pháp mới, khó nhưng quan trọng hơn là nhằm thay đổi tư duy cũ về một phương pháp lập kế hoạch hoàn toàn mang tính áp đặt.

…Những khó khăn vướng mắc cần được khắc phục.

Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện MoSEDP, nhiều đại biểu TW và các tỉnh bạn đánh giá cao về những thành tích Hà Tĩnh đạt được “ Cho đến nay đã có 30 địa phương trên toàn quốc triển khai thực hiện MoSEDP, nhưng tỉnh Hà Tĩnh vẫn là đơn vị dẫn đầu và có cách làm sáng tạo” “cha đẻ” của MoSEDP, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu TW tổng kết.

Tuy nhiên thẳng thắn thắn nhìn nhận, cho đến nay, một số xã phường thị trấn vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc lập kế hoạch phát triển KT-XH theo phương pháp MoSEDP. Cá bịêt vẫn còn địa phương áp dụng theo phương phát cũ. Mặc dù là một phương pháp mới nhưng công tác tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thôn, xóm chưa được chú trọng; phương pháp phân tích chuỗi sản phẩm chủ lực còn hời hợt.. Bên cạnh đó việc huy động người dân và các thành phần kinh tế tham gia gặp không ít khó khăn. Tập quán sản xuất manh mún nhỏ lẻ đã ăn sâu bám rẽ nên đả phá quan niệm cũ cũng là một thách thức không nhỏ. Trong khi đó, việc quy hoạch, chuyển đổi ruộng đất, sản xuất theo hướng hàng hóa chưa bắt nhịp với thực tiễn. Cùng với đó là thiên tai dịnh bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra thường xuyên; thị trường trong những năm gần đây luôn biến động nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, tránh rủi ro. Có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn do vậy việc huy động nông dân liên kết tìm kiếm thị trường gặp rất nhiều khó khăn…

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast